Kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ được thể hiện bằng văn bản có tên gọi đó chính là Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Mục lục bài viết
1. Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ là gì?
Tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về khái niệm vũ khí tại khoản 1 Điều 3 như sau: “1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.”
Và quy định về công cụ hỗ trợ tại Khoản 11 điều này như sau: “11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp,….”
Từ quy định này, có thể thấy vũ khí chính là những phương tiện, thiết bị có khả năng gây sát thương, có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người cũng như các kết cấu vật lý của vật. Còn công cụ hỗ trợ cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến người bị tác động tuy nhiên mức độ nhẹ hơn rất nhiều so với vũ khí.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 và Điều 9 Thông tư số 17/2018/TT- BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Công an ban hành quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thì Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, lực lượng điều tra chống buôn lậu, Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chính là các đơn vụ được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ. Loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà đơn vụ này được trang bị đó chính là súng ngắn, súng tiểu liên, đạn sử dụng cho loại súng này và các loại vũ khí thô sơ và các loại công cụ hỗ trợ.
Và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 498/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 3 năm 2019 về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan. Theo Điều 6 trong Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được ban hành thì việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được lập kế hoạch. Trong kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có bản thống kê có tên gọi là Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (02-KH).
Từ đó, có thể thấy Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (02-KH) chính là văn bản trong kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ của đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc Tổng cục Hải quan. Văn bản này thể hiện nội dung về kế hoạch về việc trang bị, đào tạo và sửa chữ các vũ khí, công cụ hỗ trợ được sử dụng trong đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong năm tới.
Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (02-KH) được dùng để thể hiện kế hoạch của đơn vị về việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ mới, về kế hoạch đào tạo người sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, và việc sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ mà đơn vị đã được cấp trong năm ngân sách tiếp theo. Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (02-KH) sẽ được gửi kèm với
Vậy đơn vị lập Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (02-KH) ở đây chính là các đơn vi thuộc Tổng cục Hải quan thuộc đối tượng được cấp vũ khí, công cụ hỗ trợ, đó chính là Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, lực lượng điều tra chống buôn lậu, Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2. Mẫu Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:
Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (02-KH) được quy định trong Phụ lục của Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được ban hành theo Quyết định số 498/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 3 năm 2019 về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan. Mẫu văn bản như sau;
Mẫu số 02-KH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
TÊN ĐƠN VỊ
——-
………., ngày ………. tháng ……. năm … (1)
BIỂU KẾ HOẠCH TRANG BỊ, ĐÀO TẠO, SỬA CHỮA VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
(Đính kèm công văn số…………về việc báo cáo chi tiết dự toán chi NSNN năm……..) (2)
1. Kế hoạch trang bị, sửa chữa (nếu có) vũ khí, công cụ hỗ trợ (3)
ĐVT: Dự toán: nghìn đồng, Số lượng: Cái/ chiếc
TT | Tên vũ khí, công cụ hỗ trợ | Đơn vị sử dụng | Số lượng đã được trang bị | Đề xuất của đơn vị | Ghi chú | ||||||
Tổng số | Sử dụng được | Hết hạn sử dụng | Hư hỏng | Sửa chữa | Trang bị mới/thay thế | ||||||
Số lượng | Dự toán | Số lượng | Chủng loại |
| |||||||
I | Vũ khí quân dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Súng ngắn | Chi cục Hải quan A | 0 |
|
|
|
|
| 2 | … |
|
| … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Công cụ hỗ trợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Súng bắn đạn hơi cay | Chi cục Hải quan A | 5 | 3 |
| 2 | 1 | 2.000 | 1 | … |
|
| Áo giáp | Chi cục Hải quan B | 3 | 1 | 2 |
|
|
| 2 | … |
|
| … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kế hoạch đào tạo (4)
TT | Đơn vị sử dụng | Số lượng người đề nghị đào tạo | Kế hoạch dự kiến (nếu có) | Ghi chú | |||||
Tổng số | Chứng chỉ quản lý | Chứng nhận sử dụng | Chứng chỉ PCCC | Cơ sở đào tạo | Thời gian đào tạo | Dự toán | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cán bộ quản lý
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Lập Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (02-KH):
(1) Ghi địa danh, ngày tháng năm lập biểu
(2) Ghi công văn mà văn bản được đính kèm theo
(3) Ghi thông tin, số lương của vũ khí, công cụ hỗ trợ mà đơn vị sử dụng đã được trang bị và đề xuất của đơn vị trong năm dự toán tiếp theo
(4) Ghi thông tin về kế hoạch đào tạo người sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của đơn vị trong năm tới
4. Lập và phê duyệt kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ:
Như ở phần trên đã viết, thì hằng năm đơn vị quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ dựa trên những yêu cầu về nghiệp vụ thực tế của đơn vị mình từ đó thực hiện việc xây dựng, báo cáo nhu cầu trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ của đơn vị đó trong năm tiếp theo. Việc xây dựng này được thực hiện cùng thời điểm lập dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm hoặc việc xây dựng có thể được thực hiện theo từng chương trình, kế hoạch cụ thể của Tổng cục Hải quan.
Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ bao gồm những nội dung sau:
– Sự cần thiết trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ (đơn vị cần nêu rõ lý do cần trang bị; số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị; trang bị mới hay trang bị thay thế).
– Phương án sử dụng (địa bàn, đơn vị sử dụng).
– Yêu cầu về vũ khí, công cụ hỗ trợ (số lượng, chủng loại, tính năng, tác dụng, thông số cơ bản nếu có).
– Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ (02-KH)
Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ này phải được tập thể lãnh đạo đơn vị đề xuất thống nhất trước khi trình Tổng cục Hải quan.
Chủ thể có thẩm quyền thẩm định kế hoạch đó chính là Cục Tài vụ- Quản trị và Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện. Các chủ thể này thực hiện việc xét duyệt khi có đủ các căn cứ khi kế hoạch thể hiện các ối tượng, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị phù hợp với quy định; căn cứ vào hiện trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã trang bị cho đơn vị và căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị cũng như yêu cầu phát triển, hiện đại hóa của ngành Hải quan.
Hai chủ thể trên tiến hành rà soát, thẩm định kế hoạch trang bị của đơn vị khi kết hoạch đầy đủ những nội dung theo quy định. Sau khi tiến hành rà soát, thẩm định của từng đơn vị xong thì các chủ thể này tiến hành xây dựng kế hoạch trang bị toàn ngành, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.