Hoạt động xét xử phúc thẩm hoàn toàn có thể do có yếu tố tác động buộc phải đình chỉ xét xử và chủ thể có quyền quyết định đình chỉ là Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa hoặc Hội đồng xét xử phúc thẩm.
Mục lục bài viết
1. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là gì?
Xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là việc
Việc xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị nhằm mục đích sửa chữa những sai lầm, thiếu sót để bản án, quyết định của tòa án được đúng pháp luật, phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là văn bản do Hội đồng xét xử phúc thẩm ban hành khi có một trong các căn cứ đình chỉ do pháp luật quy định nhằm ngừng hẳn hoạt động xét xử phúc thẩm.
Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là kết quả của việc bàn bạc, biểu quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm, là văn bản bắt buộc ban hành nếu thuộc một trong các căn cứ phải đình chỉ theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Đây là cơ sở để chấm dứt hoạt động xét xử phúc thẩm, hợp pháp hóa mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, từ ngày quyết định này được ban hành, bản án sơ thẩm chính thức có hiệu lực, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ thi hành trên bản án đó.
Tại Điều 229 Luật tố tụng hình sự quy định rằng: Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong các trường hợp sau đây:
– Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
– Trường hợp trả lại đơn kháng cáo theo quy định của Luật này mà Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý hồ sơ vụ án;
– Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
– Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
– Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Tuy nhiên, thời điểm đình chỉ và thẩm quyền đình chỉ lại được trao cho hai chủ thể khác nhau và về nguyên tắc đều có thể áp dụng các căn cứ trên để đưa ra lí do cho quyết định đình chỉ. Tại khoản 2 lại quy định rằng: “…trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm…” thì quy định đình này có nhằm ám chỉ rằng, Hội đồng xét xử chỉ được ra quyết định đình chỉ khi thuộc vào trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hay không, còn những căn cứ khác là không hợp lí? điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm.
Về nguyên tắc: Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
Trường hợp Hội đồng xét xử đình chỉ việc xét xử phúc thẩm mà phát hiện bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm thuộc một trong các trường hợp sau thì thì phải kiến nghị với Chánh án Tòa án có thẩm quyền để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm:
– Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
– Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Quyết định đình chỉ phải được gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp để đương sự được biết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ được nêu trong bản án sơ thẩm, quyết định đình chỉ được gửi cho Viện kiểm sát để kiểm sát và thực hiện quyền công tố nếu phát hiện có vi phạm trong quyết định đình chỉ được ban hành.
2. Mẫu quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày…… tháng …… năm……
TÒA ÁN NHÂN DÂN……..(1)
Số:…../…../QĐ-PT
QUYẾT ĐỊNH
ĐÌNH CHỈ XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
TÒA ÁN NHÂN DÂN…………….(2)
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ toạ phiên tòa: Ông (Bà)……..
Các Thẩm phán: Ông (Bà)……..
Ông (Bà) …….
Sau khi xét xử sơ thẩm, bản án hành chính sơ thẩm số:…/…/HC-ST, ngày….. tháng…. năm…. của Tòa án………… bị kháng cáo, kháng nghị như sau:
a. Ngày….. tháng….. năm…..,……………….(3)
b. Ngày….. tháng….. năm…..,…….
XÉT THẤY:
Tại phiên tòa phúc thẩm,…………………..(4)
Căn cứ vào Điều 229 của Luật tố tụng hành chính,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính thụ lý số:…/…/TLPT-HC ngày….. tháng….. năm…..(5) về (6)………….
Người khởi kiện:…..
Địa chỉ:.
Người bị kiện:…..
Địa chỉ:……
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có):…….
Địa chỉ:…….
2. Bản án hành chính sơ thẩm số:…../…../HC- ST ngày…. tháng…. năm….. của
3……………..(8)
Nơi nhận:
– Đương sự và VKS cùng cấp;
– Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính:
(1) và (2) Ghi tên Tòa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao tại đâu (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(3) Ghi ngày, tháng, năm kháng cáo, địa vị tố tụng và tên người kháng cáo, nếu đương sự kháng cáo là cá nhân; nếu đương sự kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó; nếu người kháng cáo là người được đương sự uỷ quyền, thì ghi họ tên của người được uỷ quyền và ghi rõ đại diện theo uỷ quyền của ai theo giấy uỷ quyền ngày…. tháng…..năm…. nào (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là người đại diện theo uỷ quyền của người khởi kiện là Công ty TNHH B, theo giấy uỷ quyền số 01/2017/UQ ngày 10 tháng 2 năm 2017); nội dung kháng cáo. Nếu Viện kiểm sát kháng nghị thì ghi số, ngày, tháng, năm kháng nghị, tên Viện kiểm sát kháng nghị và nội dung kháng nghị. Nếu có cả kháng cáo, cả kháng nghị, thì ghi cả hai.
(4) Ghi cụ thể lý do của việc đình chỉ xét xử phúc thẩm thuộc trường hợp nào quy định tại Điều 229 của Luật tố tụng hành chính (ví dụ: Tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát kháng nghị và những người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật tố tụng hành chính).
(5) Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ:
Số 50/2017/TLPT-HC ngày 12 tháng 6 năm 2017).
(6) Ghi “trích yếu” vụ án.
(7) Khi thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật tố tụng hành chính, thì mới ghi mục này.
(8) Quyết định xử lý tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Cơ sở pháp lý:
Luật tố tụng hành chính năm 2015
Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng hành chính do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.