Các chủ đầu tư, dự án, nhà máy, xí nghiệp cần phải có kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải. Khi tiến hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải thì chủ dự án phải lập mẫu kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải. Vậy mẫu kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải là gì?
Mẫu kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải là mẫu văn bản do đại diện có thẩm quyền của chủ dự án lập ra khi tiến hành vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải. Mẫu kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải nêu rõ thông tin về tên và địa điểm thực hiện Dự án, quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án, tên của chủ dự án, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, thông tin liên hệ của đại diện chủ dự án, cán bộ phụ trách môi trường, thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện Dự án, kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường, thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm, kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải, kiến nghị( nếu có), nội dung của kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải.
Mẫu kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải được dùng để ghi chép lại kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải. Mẫu kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải là cơ sở để tiến hành kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải. Việc tiến hành những kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải là hoàn toàn phù hợp và cần thiết, bởi lẽ khi những kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải được áp dụng thì chủ dự án sẽ biết được và đánh giá được tác động về việc thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đó, nếu phù hợp thì sẽ tiến hành trong các công trình thực tế còn nếu không phù hợp sẽ có những biện pháp xử lý hoàn thiện hơn.
2. Mẫu kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải:
KẾ HOẠCH
Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án …(3) … (hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án …(3)…)
(Kèm theo Văn bản số:… ngày…./…/… của (1))
1. Tên và địa điểm thực hiện Dự án:…
2. Quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án: số … ngày… tháng… năm… của…
3 Chủ dự án: …………
– Địa chỉ liên hệ: …………
– Điện thoại: ………..; Fax: …………………; E-mail: ……………………
– Thông tin liên hệ của đại diện chủ dự án, cán bộ phụ trách môi trường:
4. Thông tin chung về quá trình triển khai thực hiện Dự án:
Báo cáo sơ bộ tình hình triển khai xây dựng và hoàn thành các hạng mục chính của Dự án, thời điểm khởi công, thời điểm hoàn thành từng hạng mục.
5. Kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo ĐTM:
5.1. Các công trình xử lý chất thải phải xây dựng, lắp đặt theo yêu cầu của quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo ĐTM:
Liệt kê chi tiết, đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường phải xây dựng, lắp đặt theo yêu cầu tại quyết định phê duyệt/phê duyệt điều chỉnh báo cáo ĐTM, trong đó làm rõ về quy mô, công suất, công nghệ, thông số kỹ thuật cơ bản, quy trình vận hành của từng hạng mục công trình; các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; các biện pháp bảo vệ môi trường khác,…
5.2. Các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành phục vụ quá trình vận hành thử nghiệm (bao gồm toàn bộ hoặc từng hạng mục):
a) Công trình thu gom, xử lý nước thải:
– Các công trình thu gom, thoát nước mưa, nước thải đã xây dựng: báo cáo các thông số kỹ thuật cơ bản như: kết cấu, kích thước, vật liệu, chức năng, hướng tiêu thoát (kèm theo sơ đồ, bản vẽ tổng mặt bằng hệ thống thoát nước).
– Báo cáo chi tiết từng công trình, thiết bị xử lý nước thải đã xây dựng hoặc lắp đặt, trong đó phải có các thông tin chính sau: quy mô, công suất, công nghệ xử lý; thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo sơ đồ khối và thuyết minh chi tiết quy trình vận hành; các loại hoá chất, chế phẩm sinh học sử dụng trong quá trình vận hành hệ thống xử lý; báo cáo việc lắp đặt công tơ điện riêng để theo dõi mức tiêu hao điện năng trong quá trình vận hành công trình, thiết bị.
– Bảng cân bằng nước dự kiến trong quá trình vận hành dự án: Làm rõ từng nguồn nước thải kèm theo lưu lượng phát sinh, phương án thu gom, xử lý từng nguồn thải tại các công trình, thiết bị xử lý nước thải đã hoàn thành.
– Hồ sơ bản vẽ hoàn công đối với công trình xử lý nước thải, kèm theo các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với thiết bị xử lý nước thải hợp khối phải có hồ sơ lắp đặt kèm theo CO/CQ của thiết bị (trong trường hợp thiết bị được nhập khẩu nguyên khối).
b) Công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:
– Báo cáo chi tiết từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải đã được xây dựng, lắp đặt, trong đó phải có các thông tin chính sau: quy mô, công suất, công nghệ xử lý; thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo sơ đồ khối và thuyết minh chi tiết quy trình vận hành, ứng phó sự cố của hệ thống, thiết bị xử lý bụi, khí thải; các loại vật liệu, hóa chất, xúc tác sử dụng trong quá trình vận hành.
– Hồ sơ bản vẽ hoàn công đối với công trình xử lý bụi, khí thải kèm theo các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với thiết bị xử lý đồng bộ, nguyên chiếc phải có hồ sơ lắp đặt kèm theo CO/CQ của thiết bị (trường hợp thiết bị được nhập khẩu nguyên chiếc).
c) Công trình, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại:
– Công trình lưu giữ chất thải: quy mô, kết cấu và các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình; hồ sơ bản vẽ hoàn công kèm theo các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
– Công trình, thiết bị xử lý chất thải: báo cáo chi tiết từng công trình, thiết bị xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại đã được xây dựng, lắp đặt, trong đó phải có các thông tin chính sau: quy mô, công suất; thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo sơ đồ khối và thuyết minh chi tiết quy trình vận hành; các loại vật liệu, hoá chất sử dụng trong quá trình vận hành. Hồ sơ bản vẽ hoàn công công trình lưu giữ, xử lý chất thải, kèm theo các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
d) Công trình quản lý chất thải khác:
Công trình xử lý, lưu giữ chất thải đã được xây dựng; quy mô, công suất, các thông số kỹ thuật cơ bản kèm theo quy trình vận hành công trình. Hồ sơ hoàn công kèm theo các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
đ) Các thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định):
– Mô tả từng thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục đã lắp đặt, gồm: vị trí, thông số lắp đặt; chủng loại kèm theo CO/CQ của từng thiết bị.
– Việc kết nối dữ liệu quan trắc tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để theo dõi, giám sát.
e) Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
– Mô tả chi tiết từng công trình, thiết bị hoặc phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại trong quá trình vận hành thử nghiệm. Thuyết minh từng quy trình ứng phó sự cố đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
– Hồ sơ hoàn công kèm theo các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình, thiết bị theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với trường hợp phải xây dựng, lắp đặt công trình ứng phó sự cố môi trường.
g) Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
Thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm:
Lập danh mục chi tiết kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành của Dự án, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. Công suất dự kiến đạt được của từng hạng mục hoặc của cả Dự án tại thời điểm kết thúc giai đoạn vận hành thử nghiệm.
Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:
– Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý.
– Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý chất thải: Việc đánh giá phải được thực hiện cho từng công đoạn xử lý và toàn bộ hệ thống xử lý (lấy mẫu tổ hợp); thời gian, tần suất lấy mẫu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định.
– Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện Kế hoạch.
Kiến nghị (nếu có):
Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(5)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải:
(1) Chủ dự án;
(2) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án;
(3) Tên gọi đầy đủ, chính xác của dự án hoặc của hạng mục/phân kỳ đầu tư của dự án (3);
(4) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
(5) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án.