Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp, cung cấp một sản lượng lớn thực phẩm dùng trong tiêu dùng và xuất khẩu. Khi có nhu cầu cấp hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đó thì các cơ sở cần có đơn đề nghị cấp, cấp lại GCN đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (01.TACN).
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị cấp, cấp lại GCN đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (01.TACN) là gì?
- 2 2. Hoạt động cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:
- 3 3. Đơn đề nghị cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:
- 4 4. Soạn thảo Đơn đề nghị cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:
1. Đơn đề nghị cấp, cấp lại GCN đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (01.TACN) là gì?
Tại Khoản 27 Điều 2
Thức ăn chăn nuôi sản xuất ra phải đạt yêu cầu về dinh dưỡng, chất lượng, đảm bảo khả năng tăng trưởng cũng như sự phù hợp với tình trạng của các vật nuôi,… Bên cạnh đó, quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng cần đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ,… Từ các yêu cầu thực tế cũng như yêu cầu về mặt khoa học đã đặt ra vấn đề là cần phải cơ chế cụ thể để việc sản xuất thức ăn chăn nuôi được đảm bảo.
Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi chính là văn bản do chủ cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi lập khi tiến hành hoạt động đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi cho cơ sở đó.
Đơn đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được dùng khi các chủ cơ sở đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn nuôi hoặc dùng trong trường hợp các chủ cơ sở này đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mà trước đó cơ sở đã được cấp. Việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận này được thực hiện khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bị mất, bị hư hỏng hoặc cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi có thay đổi thông tin nên cần tiến hành đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
2. Hoạt động cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:
Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay được quy định cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể đó chính là Cục chăn nuôi và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được dùng trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi cùng với các văn bản đó là Bản thuyết minh điều kiện sản xuất, Quy trình kiểm soát chất lượng và Bản tóm tắt quy trình sản xuất. Còn đối với hoạt động đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, thì ngoài Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cần có phải những tài liệu đóng vai trò chứng minh cho những nội dung thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân.
Các cơ sở sản xuất sẽ tiến hành gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan có thẩm quyền nêu trên. Khi nhận được hồ sơ, các cơ quan phải tiến hành kiểm tra, thẩm định tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu thuộc trường hợp cần sửa đổi, bổ sung thì yêu cầu chủ thể đề nghị tiến hành sửa đổi, bổ sung. Trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì thời hạn thực hiện thẩm định, kiểm tra hồ sơ là 10 ngày làm việc, tính từ khi cơ quan nhận được hồ sơ.
Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung thì sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ, Cục chăn nuôi hoặc Sở Tài nguyên và môi trường cần phải tiến hành hoạt động đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất. Nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì tiến hành hoạt động cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nếu chưa đủ điều kiện, thì không tiến hành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, thay vào đó, cho các cơ sở sản xuất này thực hiện khắc phục, hoàn thiện những thiếu sót. Thời hạn để khắc phục thiếu sót đó là trong vòng 06 tháng từ ngày lập biên bản đánh giá. Cơ quan có thẩm quyền đó sẽ tiến hành thẩm định, đánh giá lại nếu cần thiết và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi khi các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo luật định.
Việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng được thực hiện đơn giản hơn, các cơ quan có thẩm quyền không tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất mà chỉ tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi khi đạt đủ điều kiện theo luật định.
Đối với hoạt động cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thì các Cục Chăn nuôi/ Sở Nông nghiệp và Phát triển cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi các cơ quan này nhận đủ hồ sơ. Tuy nhiên, trong trường hợp địa điểm cảu cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thì chủ cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân cần thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Việc từ chối không cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. thì cần phải được trả lời bằng văn bản, trong văn bản đó thể hiện rõ ràng lý do không cấp giấy phép.
3. Đơn đề nghị cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:
Đơn đề nghị cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi có kí hiệu 01/TACN được quy định trong Phụ lục của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. Đơn đề nghị như sau:
Mẫu số 01.TACN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-
Số: …….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Kính gửi: …………(1)
1. Tên cơ sở đề nghị: …………… (2)
– Địa chỉ trụ sở chính: ……………(3)
– Địa chỉ sản xuất: …………….. (4)
– Số điện thoại: ………… Số Fax: ………… E-mail: ………
– Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập:……………. (5)
2. Đăng ký cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng cụ thể như sau:
STT | Loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi | Đăng ký sản xuất (đánh dấu x) | Công suất thiết kế (tấn/năm) |
1 | Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh |
|
|
2 | Thức ăn đậm đặc |
|
|
3 | Thức ăn truyền thống |
|
|
4 | Thức ăn bổ sung (dạng hỗn hợp) |
|
|
5 | Thức ăn bổ sung (nguyên liệu đơn) |
|
|
6 | Loại khác (nếu có) |
|
|
3. Đăng ký cấp lần đầu: □
Đăng ký cấp lại: □ Lý do đăng ký cấp lại:
Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
……, ngày …. tháng….. năm …. (6)
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
4. Soạn thảo Đơn đề nghị cấp/ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:
(1) Ghi cơ quan có thẩm quyền Cục chăn nuôi/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(2) Ghi đầy đủ tên của cơ sở đề nghị
(3) Ghi địa chỉ nơi đặt trụ sở chính của cơ sở đề nghị, ghi rõ số nhà, tên đường, thôn/tổ dân phố, xã/phường, huyện, tỉnh
(4) Ghi nơi trực tiếp sản xuất thức ăn chăn nuôi của cơ sở đề nghị, ghi rõ số nhà, tên đường, thôn/tổ dân phố, xã/phường, huyện, tỉnh
(5) Ghi theo Giấy phép của cơ sở đề nghị (6) Ghi địa danh, ngày tháng năm viết đơn.