Việc sửa chữa vũ khí và công cụ hỗ trợ cũng cần đến các tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ. Vậy giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ là gì, mục đích của mẫu giấy phép?
Theo Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì vũ khí được hiểu là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Vũ khí theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Các vũ khí và công cụ hỗ trợ được dùng để thi hành công vụ bao gồm: Súng cầm tay, Vũ khí hạng nhẹ, Vũ khí hạng nặng, Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí. Các loại công cụ tự chế khác không được coi là vũ khí dùng để thi hành công vụ. Việc sử dụng trái phép các vũ khí, công cụ hỗ trợ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ lập ra, cấp cho tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ với các nội dung chính bao gồm thông tin của tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ và thông tin các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà tổ chức này có thể sửa chữa.
Mục đích của mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ: khi tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép này nhằm mục đích cho phép tổ chức, cá nhân này thực hiện việc sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ.
2. Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
(1)……………..
(2)……………..
Số:…………./GP
GIẤY PHÉP SỬA CHỮA VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
(Có giá trị hết ngày………tháng……….năm………)
Căn cứ Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Theo đề nghị của
(2) ……
Cho phép tổ chức:
Địa chỉ:
Người đại diện:……….Chức vụ:
Số CMND:…………nơi cấp…………………..ngày cấp
Được phép sửa chữa: cụ thể:
TT | LOẠI VK, CCHT | NHÃN HIỆU | SỐ HIỆU, KÝ HIỆU | BỘ PHẬN CẦN THAY HOẶC SỬA CHỮA | GHI CHÚ |
Tại cơ sở, doanh nghiệp:
Địa chỉ:
….……..ngày…….tháng…….năm……
……..(3)……
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:
Người soạn thảo Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên cơ sở chủ quản và cơ sở tiến hành cấp phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ;
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ cấp giấy phép, nội dung cấp giấy phép.
4. Những quy định liên quan đến sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:
4.1. Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:
Theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì thủ tục cấp giấy phép đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng loại vũ khí đề nghị sửa chữa;
+ Văn bản ghi rõ số lượng, bộ phận cần tiến hành sửa chữa;
+ Văn bản nêu rõ cơ sở tiến hành sửa chữa; địa chỉ, thời gian sửa chữa;
+
– Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:
Bước 1: các tổ chức, doanh nghiệp muốn thực hiện việc sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, cụ thể ở đây là nộp tại
Bước 2: cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép sửa chữa vũ khí
Thời hạn để cơ quan công an cấp giấy phép là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nếu cơ quan công an không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.2. Quy định về sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ:
Theo Điều 7 Nghị định 79/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì điều kiện nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được quy định như sau:
– Trách nhiệm giao kế hoạch hoặc nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí: Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện việc này.
– Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cũng như nghị định 79/2018/NĐ-CP thì bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:
+ Tổ chức, doanh nghiệp cần có nội quy ra, vào, thiết lập các phương án bảo đảm an ninh, trật tự; kiểm soát phương tiện, đồ vật, hàng hóa được vận chuyển ra, vào tổ chức, doanh nghiệp; tổ chức lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm bảo vệ vũ khí, công cụ hỗ trợ.
+ Tổ chức, doanh nghiệp cần có nội quy, trang bị đầy đủ phương tiện, tổ chức lực lượng, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy, xây dựng phương án chữa cháy cơ sở nhằm đảm bảo nơi quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ đảm bảo an tòa cháy nổ, đảm bảo cả về tài sản lẫn tính mạng, thường xuyên tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố cháy, nổ và các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
+ Tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu, thu gom, xử lý nguyên liệu, phế thải và xử lý ô nhiễm môi trường tại chỗ trong quá trình quản lý vũ khí và công cụ hỗ trợ. Đồng thời phải đảm bảo không để rò rỉ, phát tán độc hại ra môi trường cũng như bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.
Ngoài ra tổ chức, doanh nghiệp thực hiện việc sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ còn cần phải đảm bảo địa điểm chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, trường hợp vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định, đồng thời phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình văn hóa, xã hội, lịch sử, khu vực bảo vệ, nơi cấm, khu vực cấm.
Như vậy, tổ chức, doanh nghiệp muốn thực hiện việc sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác đạt chuẩn để được phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ. Cơ quan có thẩm quyền có nghĩa vụ cấp phép cho các tổ chức, doanh nghiệp này khi họ có đủ điều kiện để sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ và đồng thời các tổ chức, doanh nghiệp này phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Mẫu giấy phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ , các điều kiện về sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ, điều kiện cấp phép phép sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ, các nội dung liên quan cũng như cách soạn thảo mẫu văn bản này.