Sau khi có quyết định xử phạt hành chính, các chủ thể là cấp trên của chủ thể ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tiến hành kiểm tra quyết định xử phạt đó. Trường hợp có căn cứ để tiến hành hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành thì chủ thể có thẩm quyền đó sẽ ban hành Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
- 2 2. Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính được dùng khi nào?
- 3 3. Chủ thể có thẩm quyền ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ:
- 4 4. Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và soạn thảo quyết định:
1. Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Hủy bỏ tức là hủy một vật, tài liệu sẵn có, làm nó không tồn tại hoặc mất giá trị. Hủy bỏ
Khi phát hiện ra các căn cứ trên, thì chủ thể có thẩm quyền cần tiến hành hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, và việc hủy bỏ này được thể hiện bằng văn bản, đó chính là Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản do chủ thể có thẩm quyền lập khi có các căn cứ tiến hành hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo luật định.
2. Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính được dùng khi nào?
Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính được dùng khi chủ thể có thẩm quyền tiến hành hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước đó. Đây cũng chính là căn cứ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới, hoặc hoạt động khác thay thế cho quyết định đã bị bãi bỏ và là căn cứ để các chủ thể có liên quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Vậy khi nào thì cần tiến hành hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính? Tại Điều 6b Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
“1. Người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính;
b) Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65
c) Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính;
d) Có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ sai sót, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót về nội dung làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được ban hành dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định về xử lý vi phạm hành chính.”
Như vậy, việc hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể chia thành hủy bỏ toàn bộ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc hủy bỏ một phần Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Và các trường hợp hủy bỏ đó là khi có vi phạm về thẩm quyền, thủ tục xử phạt, tức người xử phạt về bản chất không có thẩm quyền, cũng như việc xử lý không đúng theo trình tự luật định, không đảm bảo được tính minh bạch, công khai, thượng tôn pháp luật. Hay hủy bỏ quyết định xử phạt trong trường hợp không được xử phạt vi phạm hành chính. Hủy bỏ quyết định khi hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính bị giả mạo, sai lệch hoặc vụ việc hành chính có dấu hiệu của tội phạm, đã có quyết định khởi tố vụ án. Ngoài ra còn thực hiện hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính khi trong quá trình xử lý có sai sót về mà làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định hoặc kết quả giải quyết khiếu nại dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định. Và Quyết định hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ được dùng trong các trường hợp này.
3. Chủ thể có thẩm quyền ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ:
Tại Khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về chủ thể có thẩm quyền hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó chính là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Các chủ thể này có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xem xét các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cấp dưới hoặc do chính mình ban hành. Nếu thuộc căn cứ để hủy bỏ quyết định thì cần tiến hành hủy bỏ và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Sau khi hủy bỏ nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thì sẽ tiến hành ban hành quyết định mới. Chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định mới đó chính là người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới. Ngoại trừ trường hợp vụ án đã được khởi tố vụ án hình sự thì sẽ không được ban hành
4. Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và soạn thảo quyết định:
Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính (28/QĐ-HBQĐXP) được ban hành trong Thông tư số 07/2019/TT-BCA ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công an ban hành quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân. Mẫu Quyết định như sau:
Mẫu số 28/QĐ-HBQĐXP
Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA ngày 20/3/2019
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………….(1)
………………..(2)
Số:…………/QĐ-HBQĐXP
….(3)……., ngày ……… tháng ……… năm ………
QUYẾT ĐỊNH
Hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính(*)
Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Điều 6b Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP);
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số………… ngày………../…….……/………. (nếu có);
Tôi:…………….Cấp bậc, chức vụ:……………..Đơn vị:…………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ(4)….…………. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số……………
ngày………../………/……….do.…..…….ký, đối với:
Ông(Bà)/Tổ chức(Tên tổ chức, người đại diện theo pháp luật):………………
Sinh ngày:…………../………../……………Quốc tịch:……………..
Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động hoặc Mã số doanh nghiệp:…………………
Nơi ở hiện tại/Địa chỉ trụ sở:…………….
CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu/GCN đăng ký hoặc GP thành lập số:……………..
Ngày cấp:…………….Nơi cấp:……………..
– Lý do hủy bỏ (4)….………. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…………
ngày………../………/………….do…………ký (5):…………
– Nội dung hủy bỏ một phần Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số………..…
ngày…………../…………/……………..do……………ký như sau(6):………………
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho Ông(Bà)/Tổ chức có tên tại Điều 1 để chấp hành Quyết định. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Ông(Bà)/Tổ chức có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho (7)…………….để thu tiền phạt (nếu có).
3. Gửi cho (8)………………để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: Hồ sơ
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)
* Soạn thảo Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính (28/QĐ-HBQĐXP)
(*) Mẫu này được sử dụng để hủy bỏ một phần/toàn bộ nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật xử lý vi phạm hành chính;
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị của người ra quyết định;
(3) Ghi rõ địa danh hành chính;
(4) Ghi rõ hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
(5) Ghi rõ lý do theo từng trường hợp cụ thể;
(6) Ghi cụ thể nội dung, điều, khoản trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị hủy bỏ;
(7) Ghi rõ tên, địa chỉ kho bạc nhà nước (hoặc Ngân hàng thương mại do Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu) hoặc số tài khoản của Kho bạc nhà nước mà cá nhân/tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt;
(8) Ghi tên của cá nhân/tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định