Trong quá trình khám xét, nếu nhận thấy có những tài liệu, đồ vật cần tiến hành tạm giữ để điều tra bổ sung thì các cơ quan điều tra cần tiến hành tạm giữ các đồ vật đó và lập bản thống kê những đồ vật, tài liệu tạm giữ khi khám xét.
Mục lục bài viết
1. Bản thống kê những đồ vật, tài liệu tạm giữ khi khám xét là gì?
Tạm giữ trong tố tụng hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền tạm thời giữ lại những đồ vật, tài liệu cần thiết để thực hiện một số hoạt động tố tụng như điều tra, giám định,… mà sau khi tiến hành xong cách hoạt động đó thì những đồ vật, tài liệu sẽ được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản đó. Hoạt động tạm giữ này phát sinh khi có hoạt động khám xét trong điều tra vụ án hình sự. Hoạt động khám xét ở đây không giới hạn làm khám xét trong trường hợp nào, đó có thể là khi khám xét người, khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện,… mà khi thấy có căn cứ tiến hành tạm giữ phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… cần phải tạm giữ thì cần tiến hành tạm giữ.
Tại Điều 198 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về hoạt động tạm giữ đồ vật như sau:
“Điều 198. Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét
1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.”
Có thể thấy, theo quy định này thì tạm giữ là hoạt động bắt buộc nếu những tài liệu, vật chứng có liên quan đến vật chứng vụ án, dù đó là vật gì thì cũng tiến hành tạm giữ, nếu trường hợp đồ vật tạm giữ không thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan điều tra thì đồ vật đó cũng sẽ được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền quản lý nó để tạm giữ và tiến hành xử lý theo luật định. Hoạt động tạm giữ này có ý nghĩa quan trọng, vì chính những tài liệu, vật chứng đó có thể trở thành nguồn chứng cứ, tạm giữ nhằm bảo quản những vật chứng, tài liệu nó không bị hủy hoại, tẩu tán cũng như nhằm lưu trữ lại nhưng chứng cứ cho việc giải quyết vụ án hành sự.
Hoạt động tạm giữ cần phải có người chứng kiến hoạt động tạm giữ đó. Người chứng kiến đó bao gồm cả chủ sở hữu, người quản lý của đồ vật, tài liệu, và đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét (có thể là Trưởng Công an xã hoặc trường thôn, bí thư thôn,…). Và hoạt động tạm giữ phương tiện, tài liệu, đồ vật,…. phải lập thành biên bản, gọi là biên bản tạm giữ. Trong trường hợp tạm giữ nhiều đồ vật, tài liệu thì cần phải có văn bản nữa để tổng hợp những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ, đó chính là bản thống kê những tài liệu, đồ vật khi tạm giữ. Từ đó có thể hiểu Bản thống kê những tài liệu, đồ vật khi tạm giữ đó là văn bản được lập ra khi tiến hành khám xét, và có những đồ vật, tài liệu cần phải tạm giữ để điều tra vụ án hình sự, văn bản này lập ra nhằm liệt kê lại những đồ vật, tài liệu mà cơ quan điều tra tiến hành tạm giữ tại nơi khám xét.
Theo quy định của pháp luật tố tụng thì các phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị tạm giữ hoặc bị niêm phong được bảo quản nguyên vẹn, phục vụ cho quá trình điều tra vụ án hình sự. Trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án hình sự, thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể trả lại tài sản, phương tiện,… đã tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó; hoặc trả lại đồ vật, phương tiện, tài liệu,… đã bị tam giữ cho chủ sở hữu hoặc người quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ đó nếu xét thấy việc trả lại không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. Còn đối với những đồ vật, tài liệu…. mà là công cụ, phương tiện phạm tội, hoặc thuộc trường hợp vật cấm tàng trữ, lưu hành thì cơ quan tiến hành tố tụng tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Bản thống kê những đồ vật, tài liệu tạm giữ khi khám xét được dùng để liệt kê, hệ thống lại những tài liệu, đồ vật mà cơ quan điều tra tiến hành tạm giữ khi khám xét điều tra vụ án hình sự. Văn bản này cũng chính là căn cứ thể hiện hiện trạng của các đồ vật, tài liệu khi bị tạm giữ, được lưu trong hồ sơ vụ án hình sự và để đối chiếu khi tiến hành trả lại đồ vật, tài liệu cho chủ sở hữu, người quản lý đồ vật, tài liệu đó.
Bản thống kê những đồ vật, tài liệu tạm giữ khi khám xét phải tuân theo những quy định mà một biên bản trong tố tụng hình sự, đảm bảo sự thống nhất. Cụ thể thì Bản thống kê những đồ vật, tài liệu tạm giữ khi khám xét phải đáp ứng theo quy định tại Điều 133
2. Mẫu Bản thống kê những đồ vật, tài liệu tạm giữ khi khám xét:
Bản thống kê những đồ vật, tài liệu tạm giữ khi khám xét theo Mẫu số: 152, ban hành theo Thông tư số 119/2021/TT-BCA ngày 08/12/2021. Bản thống kê những đồ vật, tài liệu tạm giữ khi khám xét như sau:
Mẫu số: 152 BH theo TT số 119/2021/TT-BCA ngày 08/12/2021 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN THỐNG KÊ NHỮNG ĐỒ VẬT, TÀI LIỆU
TẠM GIỮ KHI KHÁM XÉT
Kèm theo Biên bản……… ngày……… tháng ……….. năm…………….
theo Lệnh …………..số:……………………ngày……… tháng …………. năm……………
của Cơ quan…………..đối với………..tại….
Tạm giữ những đồ vật, tài liệu dưới đây(*) :
……..
(*) Ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, tình trạng của đồ vật và nơi phát hiện; nếu là giấy tờ, tài liệu phải yêu cầu đương sự hoặc đại diện gia đình cùng ký tên xác nhận vào từng trang; nếu là đồ vật, tài liệu cần niêm phong thì phải niêm phong tại chỗ và ghi vào bản thống kê này; nếu là phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử không thể thu giữ được thì sao lưu vào phương tiện lưu trữ và thu giữ như đối với vật chứng.
……….
Bản thống kê này đã đọc cho những người có tên trong biên bản nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Bản thống kê này được lập thành bốn bản, một bản giao cho ông/bà: ……………..; một bản gửi cho Viện kiểm sát … ; một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ; một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/TỔ CHỨC/PHÁP NHÂN/NGƯỜI CÓ ĐỒ VẬT/TÀI LIỆU BỊ TẠM GIỮ
| ĐIỀU TRA VIÊN/CÁN BỘ ĐIỀU TRA (1) |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
| ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Đại diện cơ quan/tổ chức |
ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH (Nếu có)
| NGƯỜI LẬP BẢN THỐNG KÊ |
3. Soạn thảo Bản thống kê những đồ vật, tài liệu tạm giữ khi khám xét:
– Ghi theo biên bản khám xét
– Ghi theo Lệnh Khám xét hoặc Lệnh khám xét khẩn cấp
– Ghi tên cơ quan ban hành lệnh khám xét
– Ghi tên chủ thể bị khám xét
– Ghi địa điểm tiến hành khám xét, ghi rõ số nhà, thôn/xóm, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố
– Ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, tình trạng của đồ vật và nơi phát hiện; nếu là giấy tờ, tài liệu phải yêu cầu đương sự hoặc đại diện gia đình cùng ký tên xác nhận vào từng trang; nếu là đồ vật, tài liệu cần niêm phong thì phải niêm phong tại chỗ và ghi vào bản thống kê này; nếu là phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử không thể thu giữ được thì sao lưu vào phương tiện lưu trữ và thu giữ như đối với vật chứng.
– Ghi tên chủ sở hữu hoặc người quản lý đồ vật, tài liệu
– Ghi tên Viện Kiểm sát có thẩm quyền.
* Cơ sở pháp lý
–
– Thông tư số 119/2021/TT-BCA quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.