Đặc biệt, trong thi hành án hình sự, "hoãn thi hành hình phạt" là chế định cực kỳ đặc biệt, thể hiện tính nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự ở nước ta, trong đó hoãn thi hành án hình phạt tử hình là nội dung có nhiều vấn đề cần chú trọng.
Mục lục bài viết
1. Biên bản hoãn thi hành án hình phạt tử hình (1b) là gì?
Tử hình là một hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam, là hình phạt nghiêm khắc nhất nhằm tước bỏ mạng sống của người bị kết án, loại bỏ hoàn toàn khả năng thực hiện tội phạm ở họ, đồng thời răn đe mạnh mẽ những người không vững vàng, dễ bước vào con đường phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội, góp phần nâng cao khí thế đấu tranh phòng, chống tội phạm của người dân.
Mục đích trừng trị của hình phạt tử hình tuyệt đối không phải là sự trả thù hay là khuynh hướng phản dân chủ không phù hợp với thời đại như một số tác giả quan niệm, mặc dù nó thể hiện tới mức tối đa khả năng trừng trị người phạm tội. Việc thừa nhận hình phạt tử hình có mục đích trừng trị cũng không thể “tất yếu dẫn đến việc lấy ác trừ ác, trái với nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự xã hội chủ nghĩa”.
Thi hành án tử hình có thể được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền nhằm đưa bản án tử hình của
Hoãn thi hành án tử hình là việc Hội đồng thi hành án tử hình quyết định dời việc thi hành án tử hình đối với người bị kết án sang một thời điểm khác muộn hơn khi có các căn cứ luật định. Hoãn thi hành án tử hình được áp dụng trong trường hợp:
– Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
– Người đủ 75 tuổi trở lên;
– Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
– Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
– Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
Các trường hợp hoãn hình phạt tử hình ở mỗi quốc gia là có sự khác nhau, chẳng hạn: Các trường hợp hoãn thi hành hình phạt tử hình được quy định tại Điều 479 Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản: 1. Nếu người bị kết án tử hình đang ở trong tình trạng rối loạn thần kinh thì việc thi hành án sẽ được hoãn theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 2. Nếu phụ nữ bị kết án tử hình đang có thai thì việc thi hành án sẽ được hoãn theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 3. Khi việc thi hành án tử hình đã được hoãn theo quy định tại khoản 1 và 2 trên đây thì hình phạt tử hình sẽ không được thi hành trừ phi có lệnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được ra sau khi hồi phục tình trạng rối loạn thần kinh hoặc sau khi sinh con. 4. Quy định của khoản 2 Điều 475 được áp dụng với những thay đổi tương ứng, đối với lệnh nói tại khoản 3 trên đây. Trong trường hợp này, “ngày bản án có hiệu lực pháp luật” nói trong điều này có nghĩa là “ngày hồi phục tình trạng rối loạn thần kinh hoặc ngày sau khi sinh con.
Biên bản hoãn thi hành án tử hình là văn bản do Hội đồng thi hành án tử hình lập nhằm ghi nhận sự kiện và quá trình khi ra quyết định hoãn thi hành án tử hình. Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án.
Yêu cầu đối với biên bản hoãn thi hành án tử hình: Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án
Biên bản hoãn thi hành án hình phạt tử hình là văn bản mà Hội đồng thi hành án tử hình phải lập khi ra quyết định hoãn thi hành án tử hình, đây là nghĩa vụ được ghi nhận tại khoản 2, Điều 81 Luật thi hành án hình sự. Đây là văn bản có ý nghĩa trong việc chứng minh quyết định hoãn thi hành án là có căn cứ, đúng pháp luật, là văn bản thể hiện tính tuân thủ pháp luật của hội đồng thi hành án tử hình, biên bản này sẽ là sự thể hiện ý chí của hội đồng đối với Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án hình phạt tử hình, là cơ sở để chủ thể này báo cáo Chánh án
Như đã nói ở mục 1, bản chất của hoãn là dời thời điểm thi hành án tử hình, do đó, khi không tồn tại những căn cứ để hoãn thì Hội đồng thi hành án phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tuy nhiên, đặc trưng trong căn cứ hoãn thi hành án tử hình đó là căn cứ theo Bộ luật hình sự ( khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;) thì Hội đồng thi hành án tử hình hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án
2. Mẫu biên bản hoãn thi hành án hình phạt tử hình (1b):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
BIÊN BẢN
HOÃN THI HÀNH ÁN HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Thi hành quyết định thi hành án hình phạt tử hình số……… ngày…… tháng…… năm…… của Chánh án Tòa án
Hôm nay ngày…… tháng…… năm……, Hội đồng thi hành án hình phạt tử hình gồm có:
Đại diện Tòa án……………: Ông (Bà)…………..
Chức vụ:……….
Đại diện Viện kiểm sát……………..: Ông (Bà)……………
Chức vụ:…….
Đại diện Công an………………: Ông (Bà)…………
Chức vụ:…………
Tiến hành thi hành án hình phạt tử hình về tội (các tội)…………………
Đối với người bị kết án…………….. sinh ngày…… tháng…… năm……………
Trong khi tiến hành các thủ tục cần thiết để thi hành án,
Xét thấy(1)…….
Căn cứ vào Điều 259 của Bộ luật tố tụng hình sự, Hội đồng thi hành án hình phạt tử hình lập biên bản hoãn thi hành án hình phạt tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án hình phạt tử hình để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Giao người bị kết án tử hình cho Trại tạm giam (Trại giam)…………
tiếp tục tạm giam theo quy định của pháp luật. (2)
Đại diện Công an……
(Ký tên và ghi đầy đủ họ tên)
Đại diện Viện kiểm sát……
(Ký tên và ghi đầy đủ họ tên)
Đại diện Tòa án……
(Ký tên và ghi đầy đủ họ tên)
Người bị kết án tử hình
(Ký tên và ghi đầy đủ họ tên hoặc điểm chỉ)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản hoãn thi hành án hình phạt tử hình (1b):
(1) Ghi lý do của việc hoãn thi hành hình phạt tử hình (ví dụ: “người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử” hoặc “có tình tiết đặc biệt quy định tại khoản 5 Điều 259 của Bộ luật tố tụng hình sự và được hướng dẫn tại tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”).
(2) Điều này được nêu rõ tại Khoản 3, Điều 81 Luật thi hành án hình sự: “Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp áp giải, bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình cho trại tạm giam để tiếp tục quản lý giam giữ người đó. Việc giao nhận người được hoãn thi hành án tử hình phải được lập thành biên bản.”
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành án hình sự năm 2019
Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “Thi hành Bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ Luật tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành