Trong một số trường hợp người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia phân tích nội dung về đưa vào cơ sở giáo dục là gì? Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc?
Mục lục bài viết
1. Đưa vào cơ sở giáo dục là gì?
Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của
Cơ sở giáo dục bắt buộc là cơ sở thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật xử lý hành chính 2012 để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh.
Theo quy định của pháp luật, người được miễn thời gian cai nghiện bắt buộc còn lại cũng coi như đã chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính. Tuy nhiên, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chỉ quy định cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính chứ không có quy định về việc cá nhân phải chấp hành xong biện pháp xử lý trong thời gian bao lâu thì mới được áp dụng biện pháp xử lý hành chính mới.
Về đối tượng bị đưa vào sơ sở giáo dục bắt buộc, Điều 94
Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người chưa đủ 18 tuổi;
c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Như vậy, theo quy định tại điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, điều kiện để anh trai bạn bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:
– Vi phạm trật tư, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận định anh trai bạn không thuộc đối tượng trên, tuy nhiên anh trai bạn đã từng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện, chưa hết thời hạn 2 năm mà lại tái phạm nên đây cũng là cơ sở để xem xét việc anh trai bạn có bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hay không?
– Đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính có mục đích giáo dục, quản lý người có hành vi vi phạm hành chính tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng. Do anh trai bạn đã từng bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên theo điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính, chúng tôi nhận định anh trai bạn cũng đã từng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn vì anh trai bạn thuộc đối tượng có nơi cư trú ổn định.
Như vậy, chủ tịch Ủy bạn nhân dân xã có cơ sở để lập hồ sơ đề nghị Tòa án quyết định đưa anh trai bạn vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Nếu không đồng ý với quyết định trên, anh bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên Tòa án.
2. Xin hoãn việc áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng:
Tóm tắt câu hỏi:
Vừa qua Chủ tịch UBND huyện ra quyết định đưa con tôi (16 tuổi) vào trường giáo dưỡng, nhưng hiện nay cháu đang bị ốm, gia đình lại đang gặp khó khăn. Vậy, trong trường hợp này, con tôi có được hoãn thi hành quyết định không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về thẩm quyền đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng, theo quy định mới nhất của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội ; cơ quan công an chỉ thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị theo quy định và chuyển hồ sơ đến Tòa án cấp huyện. Như vậy, trong trường hợp bạn đề cập, Chủ tịch UBND huyện không có quyền ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng.
Thứ hai, về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 16 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định các đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng : Người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ Luật hình sự; Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm rất nghiêm trọng do lỗi vô ý quy định tại Bộ Luật hình sự; Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã ít nhất 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng trong 06 tháng và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Thứ ba, trường hợp người chưa thành niên bị ốm, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn có được hoãn chấp hành hình phạt đưa vào trường giáo dưỡng không?. Theo quy định của pháp luật thì sẽ được hoãn trong trường hợp gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc người chưa thành niên đang bị ốm nặng. Gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt là các trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc là người lao động duy nhất để bảo đảm cuộc sống gia đình; gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn hoặc có thân nhân bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà ngoài người đó ra không còn ai khác để khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn hoặc chăm sóc người bệnh. Người đang ốm nặng là người đang ở trong tình trạng bị bệnh nặng đến mức không còn khả năng lao động và sinh hoạt bình thường hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và phải điều trị trong một thời gian nhất định theo chỉ định của bác sĩ mới có thể bình phục trở lại.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành; nếu trong thời gian được hoãn, người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công, thì có thể được miễn chấp hành quyết định.
3. Các trường hợp hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng:
Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính được áp dụng với các đối tượng sau:
– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Sau khi Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, các cá nhân bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có nghĩa vụ thi hành ngay quyết định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cá nhân bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có thể được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng. Cụ thể:
– Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng được hoãn chấp hành quyết định khi thuộc một trong các trường hợp:
+) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
+) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
– Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng miễn chấp hành quyết định khi thuộc một trong các trường hợp:
+) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
+) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công;
+) Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.
Cá nhân bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nếu thuộc một trong các trường hợp được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định thì tự mình hoặc người đại diện hợp pháp của họ làm đơn đề nghị hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định để Tòa án xem xét vàquyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành. Quyết định miễn hoặc hoãn chấp hành phải được gửi cho cơ quan thi hành quyết định, người phải chấp hành quyết định; trường hợp người chưa thành niên được hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thì quyết định được gửi cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.