Khám xét là một trong những biện pháp điều tra có tính chất cưỡng chế, tác động đến những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Vì vậy, chủ thể có thẩm quyền ra lệnh khám xét cũng như người tiến hành khám xét phải thận trọng và chỉ tiến hành khi có đủ căn cứ luật định.
Mục lục bài viết
1. Lệnh khám xét khẩn cấp là gì?
Khám xét là một trong những biện pháp điều tra được quy định trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới nói chung và trong lịch sử Tố tụng hình sự Việt Nam nói riêng. Ở góc độ khoa học luật Tố tụng hình sự, biện pháp điều tra khám xét cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều học giả.
Từ điển Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2000 đưa ra khái niệm khám xét là: Một hoạt động điều tra được tiến hành ngay sau khi khởi tố vụ án theo lệnh của người có thẩm quyền theo quy định tại điều 141- Bộ luật tố tụng hình sự, để tìm kiếm và thu hồi công cụ phạm tội, tiền bạc và đồ vật do phạm tội mà có, cũng như mọi đồ vật và tài liệu khác có thể có ý nghĩa đối với vụ án. Có thể tiến hành phát hiện những người đang bị truy nã và phát hiện tử thi.
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014 quan niệm: Khám xét là biện pháp điều tra bằng cách tìm tòi, lục soát có định hướng người, chỗ ở, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết của tội phạm hoặc những vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án đang giải quyết hoặc xác chết hay người bị truy nã.
Khái niệm về khám xét đã được nhiều ghi nhận trong rất nhiều các tài liệu khoa học, mỗi khái niệm thể hiện các quan điểm khác nhau cũng như cách thức diễn đạt khác nhau, nhưng suy cho cùng, có thể hiểu khám xét là là: “một biện pháp điều tra được quy định trong luật tố tụng hình sự, do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát, cưỡng chế người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm để tìm kiếm, thu thập dấu vết của tội phạm, tài liệu, vật chứng hoặc những đồ vật khác có liên quan đến vụ án theo các căn cứ, trình tự, thủ tục luật định. Theo khái niệm này, biện pháp điều tra khám xét phải bao hàm những yếu tố sau:
– Được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền khi có đủ căn cứ và theo một trình tự, thủ tục luật định.
– Khám xét chủ yếu bao gồm các hoạt động: tìm tòi, lục soát, cưỡng chế.
– Các biện pháp khám xét cụ thể bao gồm: khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
– Mục đích chung của biện pháp khám xét là phát hiện, thu thập những chứng cứ, tài liệu hoặc đồ vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự.
Lệnh khám xét khẩn cấp là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm cho phép người thi hành lệnh thực hiện các hoạt động tìm tòi, lục soát, cưỡng chế,..đối với người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm khi có các căn cứ luật định mà xét thấy không thể trì hoãn được.
Trong khái niệm này có nhắc đến chủ thể có thẩm quyền ban hành, có thể kể đến một vài chủ thể điển hình như: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành); Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án
Lệnh khám xét khẩn cấp có ý nghĩa tích cực trong việc nhanh chóng thực hiện nghiệp vụ điều tra trong trường hợp không thể trì hoàn được, tính cấp thiết thể hiện ở việc nếu trì hoãn thì các chứng cứ, tài liệu có thể bị tẩu tán hoặc bị hủy hoại. Lệnh khám xét còn là cơ sở quan trọng để chủ thể có thẩm quyền được tác động vào quyền của công dân, ví dụ như quyền đảm bảo bí mật thư tín, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm chỗ ở,…Thời điểm lệnh khám xét khẩn cấp có hiệu lực thì việc khám xét được tiến hành nhanh mà trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên không phải
Trình tự, thủ tục khám xét người và trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện là khác nhau, được lần lượt quy định tại Điều 194, 195 Bộ luật tố tụng hình sự. Về nguyên tắc, mọi cuộc khám xét phải đảm bảo tính hợp pháp về căn cứ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền khám xét và không được xâm phạm các quyền cơ bản của công dân. Cụ thể:
– Chỉ được khám xét khi có các căn cứ nhận định những nơi định khám xét đang cất giấu các vật chứng, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án hoặc ở đó có đối tượng đang bị truy nã lẩn trốn, người bị bắt cóc, xác chết hoặc các phần của nó… Nếu chưa có đủ căn cứ ra lệnh khám xét thì các cơ quan có thẩm quyền cần phải thu thập những tài liệu bổ sung, nếu việc thu thập tài liệu bổ sung vẫn chưa đủ căn cứ khám xét thì không được ra lệnh khám xét.
– Phải tuân thủ những quy định của Luật tố tụng hình sự về thẩm quyền ra lệnh khám xét: Việc khám xét chỉ được tiến hành khi có lệnh của những người có thẩm quyền. Trừ trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người những đồ vật, tài liệu cần thu giữ thì việc khám người có thể được tiến hành mà không cần có lệnh.
– – Trong quá trình khám xét, những người thi hành lệnh khám xét không được có những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân. Để đảm bảo thực hiện nội dung này, lực lượng khám xét phải tiến hành khám xét nghiêm túc, đúng pháp luật. Trước khi tiến hành khám xét, các cơ quan thi hành lệnh phải lên kế hoạch chuẩn bị khám xét một cách kỹ lưỡng, chu toàn bao gồm: nghiên cứu hồ sơ vụ án, thu thập, phân tích, đánh giá những tài liệu liên quan đến cuộc khám xét, lập kế hoạch khám xét (xác định thời gian khám xét, thành phần lực lượng khám xét, dự kiến những tình huống xảy ra và các biện pháp giải quyết).
2. Mẫu lệnh khám xét khẩn cấp:
………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | ||
Số: ………….. /LKX- …… | …….., ngày … tháng ……….. năm……….. |
LỆNH KHÁM XÉT KHẨN CẤP
…………….. (1)
Căn cứ (2): ………….
Căn cứ các điều 192, 193, 194 và 195 Bộ luật Tố tụng hình sự,
Xét thấy không thể trì hoãn được,
RA LỆNH:
Khám xét khẩn cấp(3): ………………….tại ………… đối với:
Họ tên: ……………… Giới tính: …..
Tên gọi khác: ………….
Sinh ngày………….tháng………..năm………………tại:………..
Quốc tịch:………………; Dân tộc:…….; Tôn giáo: …………
Nghề nghiệp: ……………..
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:……
cấp ngày…………tháng………..năm …………….. Nơi cấp:………….
Nơi thường trú: ………
Nơi tạm trú: ………….
Nơi ở hiện tại: ……………..
Phân công ông/bà: ………………….. có trách nhiệm tổ chức thi hành Lệnh này.
Yêu cầu tất cả những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang khám xét; không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi việc khám xét kết thúc. Yêu cầu chính quyền địa phương và các đơn vị vũ trang hỗ trợ khi cần thiết để thi hành Lệnh này.
Nơi nhận: – VKS……………………………………………………; – …………………………………………………………….; – Hồ sơ 02 bản. | ……………………………………………………………………………………………
|
3. Hướng dẫn mẫu lệnh khám xét khẩn cấp:
(1) Ghi rõ căn cứ khám xét quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể:
Một là, việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Hai là, việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.
Ba là, khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.
(2) Ghi rõ căn cứ khám xét quy định tại Điều 192 BLTTHS
(3) Khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện…
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 119/2021/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.