Chấp hành viên sẽ ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản khi thấy cần thiết nhằm đảm bảo việc thi hành án được thực hiện kịp thời, tránh việc người phải thi hành án trốn tránh nghĩa vụ, tẩu tán tài sản. Vậy mẫu quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Biện pháp bảo đảm thi hành án là biện pháp được chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự nhằm bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Trách nhiệm của chấp hành viên khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án là phải thực hiện
Đối với trường hợp viên áp dụng biện pháp bảo đảm do người yêu cầu áp dụng biện pháp thì người yêu cầu này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Nếu như yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng và sau khi áp dụng biện pháp bảo đảm mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Theo Khỏan 3 Điều 66
Mẫu số 32/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản là văn bản do chấp hành viên lập ra với các nội dung bao gồm các căn cứ phong tỏa tài khoản, tài sản, thông tin về tài khoản, tài sản bị phong tỏa và trách nhiệm cũng như hiệu lực thi hành của quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản.
Mục đích của Mẫu số 32/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản: nhằm để đảm bảo việc thi hành án được thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, tránh việc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, chấp hành viên tiến hành ban hành quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản nhằm mục đích quyết định về việc phong tỏa tài khoản, tài sản.
2. Mẫu số 32/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản:
Mẫu số 32/QĐ-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: ………/QĐ-PTHA
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phong tỏa tài khoản, tài sản
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …………;
Căn cứ Nghị định số ……… ngày … tháng … năm … của Chính phủ;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …………. ngày ….. tháng ….. năm ……… của
Cán cứ Quyết định thi hành án số ………….. ngày ….. tháng ….. năm ……. của Trưởng phòng Thi hành án ……
Xét thấy cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản (tài sản ở nơi gửi giữ),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phong tỏa tài khoản (tài sản) của: ………..
địa chỉ ……
Mở (Gửi) tại: ……….. địa chỉ …………..
Số tiền trong tài khoản (Số tài sản gửi giữ): ……..
(bằng chữ …….)
Điều 2. …….có trách nhiệm ngăn chặn không để người có tài khoản (tài sản) tại Điều 1 chuyển dịch số tiền trong tài khoản (tài sản) đến khi có quyết định của Phòng Thi hành án.
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. ……., người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2, 3;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản:
Người soạn thảo Mẫu số 32/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của phòng thi hành án;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu số 32/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản;
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản, nội dung phong tỏa tài khoản, tài sản, trách nhiệm đối với việc phong tỏa tài khoản, tài sản.
4. Những quy định liên quan đến phong tỏa tài khoản, tài sản:
Phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được quy định tại Điều 67 Luật thi hành án dân sự 2012 như sau:
– Điều kiện để phong tỏa tài khoản, tài sản: việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được thực hiện trong trường hợp người phải thi hành án có tài khoản, tài sản gửi giữ, chỉ khi có tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì mới có thể thực hiện phong tỏa.
– Lưu ý đối với quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì quyết định cần phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa, số liệu này phải chính xác.
Sau khi ban hành quyết định phong tỏa, Chấp hành viên có nghĩa vụ phải giao quyết định phong tỏa cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án để cơ quan, tổ chức, cá nhân này được biết về quyền và nghĩa vụ của mình.
– Trường hợp cần phong tỏa tài khoản ngay lập tức nhưng trên thực tế thì tài sản của người phải thi hành án đang ở nơi gửi giữ và trường hợp này lại chưa ban hành quyết định phong tỏa thì Chấp hành viên có quyền lập biên bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án phong tỏa tài khoản, tài sản đó.
Thời hạn phong tỏa đối với trường hợp này là 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản: các cơ quan này sau khi nhận được yêu cầu của chấp hành viên sẽ phải thực hiện ngay yêu cầu của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản, tài sản.
Chấp hành viên có trách nhiệm gửi ngay biên bản, quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
– Chấm dứt phong tỏa tài khoản được quy định tại Điều 77 Luật thi hành án dân sự 2012 như sau:
Các trường hợp chấm dứt phong tỏa tài khoản cụ thể như sau:
+ Người phải thi hành án đã thi hành xong nghĩa vụ thi hành án;
+ Cơ quan, tổ chức thực hiện việc giữ tài sản của người thi hành án đã thực hiện xong yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án;
+ Có quyết định đình chỉ thi hành án.
Khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa tài khoản.
Trách nhiệm trong việc phong tỏa tài sản, tài khoản bao gồm trách nhiệm của Chấp hành viên và cơ quan, tổ chức thực hiện việc giữ tài khoản, tài sản. Cơ quan này bao gồm cả Kho bạc nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong thi hành án dân sự. Theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì Kho bạc nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản, phong tỏa tài sản; khấu trừ tiền trong tài khoản; giải tỏa việc phong tỏa tài khoản, phong tỏa tài sản của người phải thi hành án.
Như vậy, đối với việc phải thi hành án, nếu cơ quan thi hành án có các căn cứ cho rằng người phải thi hành án sẽ trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, tẩu tán tài sản có trong tài khoản nhằm trốn nghĩa vụ thi hành án thì cơ quan này sẽ thực hiện việc phong tỏa tài khoản, tài sản nhằm mục đích bảo đảm thi hành án. Chấp hành viên và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ liên quan, phối hợp với cơ quan thi hành án trong quá trình phong tỏa tài khỏan, tài sản.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Mẫu số 32/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản; thẩm quyền, thủ tục quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản; trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan trong việc phong tỏa tài khoản, tài sản và các nội dung liên quan cũng như cách soạn thảo mẫu quyết định phong tỏa này.