Để quản lý hoạt động khai thác khoáng sản hiệu quả, đi đôi với bảo vệ môi trường, nhà nước trao quyền và cho phép một số cá nhân, tổ chức được thực hiện hoạt động khai thác thông qua giấy phép khai thác khoáng sản. Nội dung được thể hiện trong giấy phép gắn liền với hoạt động khai thác của cá nhân, tổ chức, vì vậy khi có sự thay đổi cũng phải thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản là gì?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 2
Khai thác khoáng sản là hoạt động được tiến hành sau khi đã có giấy phép khai thác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ) cho đến khi mỏ kết thúc khai
thác (đóng của mỏ – phục hồi môi trường).
Giấy phép khai thác khoáng sản là giấy tờ pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện theo luật định để thực hiện hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Giấy phép khai thác khoáng sản có một số đặc điểm sau:
– Thứ nhất, chỉ được cấp cho cá nhân, tổ chức khi đáp ứng các điều kiện luật định. Điều này hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh hàng loạt các điểm khai thác tự phát, gây mất an toàn lại khai thác vụn vặt, năng suất không cao, từ đó, năng lực của cá nhân, tổ chức là yếu tố quan trọng để nhà nước cấp giấy phép, theo đó, chủ thể được cấp phải đảm bảo 3 điều kiện cơ bản:
(1) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản
(2) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
(3) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
– Thứ hai, giấy phép khai thác khoáng sản được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc xác định thẩm quyền được chia theo địa phương cũng như trung ương, trong đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Các trường hợp khác do Bộ tài nguyên và Môi trường thực hiện cấp.
– Thứ ba, thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản là không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm. Khoảng thời gian của giấy phép được đánh giá là khá dài, cơ quan, tổ chức thực sự có nhiều thời gian để khai thác hiệu quả và tổ chức thực hiện tốt nhất phương án khai thác khoáng sản.
Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản là văn bản do cá nhân, tổ chức đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản gửi tới cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi trong nội dung giấy phép khai thác khoáng sản trước đó.
Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản là giấy tờ, văn bản bắt buộc (bản chính) trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác. Là văn bản thể hiện rõ nhất nguyện vọng của cá nhân, tổ chức, cũng là căn cứ đầu tiên để cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá và quyết định cho phép điều chỉnh nội dung. Đơn đề nghị cũng là cơ sở để cơ quan quản lý các tổ chức, cá nhân đang thực hiện hoạt động khai thác, nếu thực hiện sai với giấy phép thì tức là họ đang vi phạm pháp luật, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Trước khi đi vào các trường hợp điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản, thì phải biết Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những nội dung gì? Điều này đã được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 54 Luật Khoáng sản, cụ thể:
“Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
b) Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
c) Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;
d) Thời hạn khai thác khoáng sản;
đ) Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.”
Như vậy, nếu hiểu thể nào là điều chỉnh nội dung, thì đó sẽ là việc cơ quan có thẩm quyền cho phép cá nhân, tổ chức thay đổi một trong các nội dung nêu trên của giấy phép, mà việc thay đổi đó làm thay đổi luôn “bản chất” của hoạt động khai thác khoáng sản trước đó, vì vậy, để cụ thể hơn các trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản, tại Khoản 1 Điều 55,
Các trường hợp điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản:
– Trữ lượng khoáng sản sau khi thăm dò nâng cấp trong khu vực khai thác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vượt quá mức độ tin cậy của các khối trữ lượng tương ứng đã được phê duyệt trước đó;
– Khi tổ chức, cá nhân muốn nâng công suất khai thác quá 15% công suất khai thác khoáng sản đã ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản;
– Khi có sự thay đổi tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
– Khi muốn thay đổi phương pháp khai thác, công nghệ khai thác, trữ lượng được phép huy động vào thiết kế khai thác đã xác định trong dự án đầu tư, thiết kế mỏ.
2. Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Địa danh, ngày… tháng… năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố……….. )
(Tên tổ chức, cá nhân)……………
Trụ sở tại:………………….
Điện thoại:…………….., Fax……………..
Được phép khai thác … (tên khoáng sản) tại xã …………., huyện…………, tỉnh……… theo Giấy phép khai thác khoáng sản số……. ngày ……. tháng ….. năm ….. của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố …)
Đề nghị điều chỉnh … (nội dung điều chỉnh) của Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
– … (nội dung theo Giấy phép đã cấp);
– … (nội dung đề nghị điều chỉnh);
(thay đổi về công suất; trữ lượng; thời hạn khai thác, tên chủ đầu tư)
Lý do đề nghị điều chỉnh: ……..
…………………..
(Tên tổ chức, cá nhân)………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan./.
Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản:
Trong mẫu đơn ở mục 3, tác giả cũng đã có những hướng dẫn cơ bản kèm theo các tiêu đề trong mẫu, người làm đơn chỉ cần đảm bảo các nội dung theo bố cục trên, trình bày khách quan, đúng sự thật, đặc biệt là chú ý nội dung điều chỉnh và lí do điều chỉnh, trong đó nội dung điều chỉnh phải ghi nội dung trước đó đã được ghi trong giấy phép và nội dung mới mong được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; còn đối với lí do điều chỉnh là các trường hợp đã được nêu ở Mục 2.
Về hình thức, người làm đơn phải trình bày sạch đẹp, không tẩy xóa, sửa chữa, dùng một phông chữ và một màu mực.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 45/2016/TT-BTNMT quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành