Hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản là hoạt động trọng tâm trong của toàn ngành thủy sản, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt thủy sản. Vai trò của tổ chức cộng đồng tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sự ra đời của tổ chức này được ghi nhận trong Luật Thủy sản.
Mục lục bài viết
1. Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng là gì?
Nguồn lợi thủy sản là môi trường sống (đất, nước) cùng chuỗi thức ăn (vi khuẩn, phiêu sinh vật, …) và các sinh vật được khai thác (cá, tôm, rong biển, …) phục vụ cho nhu cầu của con người (thực phẩm, giải trí, nguyên liệu chế biến…). Dưới góc độ pháp lý, người lợi thủy sản được hiểu là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.
Nguồn lợi thủy sản có đặc điểm là có thể tái tạo, là vô tận nếu biết khai thác hợp lý kết hợp với bảo vệ tốt, là không vô tận nếu khai thác không đi đôi với bảo vệ và phát triển.
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài; là trách nhiệm của toàn dân, của các ngành, các cấp và các lực lượng vũ trang
Nội dung cơ bản trong các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản chủ yếu là:
– Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt cá nào đó;
-Cấm đánh bắt cá con chưa đúng kích cỡ khai thác (chưa thành thục), cá không sạch và sử dụng trứng cá làm mồi câu.
– Các qui định về sử dụng ngư cụ.
– Các luật lệ về thải các chất độc hại vào môi trường sống của cá.
– Cấm sử dụng chất độc, chất nổ và xung điện đánh bắt cá.
– Quy định về công trình xây dựng ngăn cản đường di lưu của cá.
– Quy định về công trình xây dựng ngăn cản đường di lưu của cá.
– Các quy định về mùa và thời gian khai thác cá bao gồm việc cấm bán các loài cá được qui định trong mùa cấm khai thác
– Các quy định về thả giống, cấp giấy phép hành ngư, về khu bảo tồn và luật săn bắt trộm, quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, về quyền hạn của các cơ quan quản lý các thủy vực.
Tổ chức cộng đồng được hiểu đầy đủ là tổ chức cộng đồng tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Theo đó, Khoản 5, Điều 3 Luật Thủy sản giải thích là “tổ chức do các thành viên tự nguyện tham gia, cùng nhau quản lý, chia sẻ lợi ích, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực địa lý xác định, có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và giao quyền tham gia đồng quản lý.”
Hoạt động động của tổ chức cộng đồng phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận và giao quyền than gia đồng quản lý trên cơ sở đáp ứng đủ điều kiện và đề nghị cơ quan công nhận, điều kiện đó được quy định tại Khoản 1 Điều 10, cụ thể:
– Thành viên là các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và được hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản tại khu vực đó;
– Đăng ký tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một khu vực địa lý xác định chưa được giao quyền quản lý cho tổ chức, cá nhân khác;
– Có phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng.
Vì hoạt động dưới tư cách là một tổ chức mặc dù có thể là pháp nhận hoặc không có nhưng việc tổ chức cộng đồng có quy chế hoạt đồng là hoàn toàn cần thiết và đây cũng là nội dung bắt buộc mà tổ chức này phải thực hiện. Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng là văn bản do tổ chức công đồng ban hành nhằm quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của công đồng, điều chỉnh hành vi của thành viên tổ chức cộng động.
Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng là văn bản, giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng. Nội dung thẩm định hồ sơ, trong đó Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng đã được ít nhất 2/3 số thành viên tổ chức cộng đồng biểu quyết thông qua với quy định của pháp luật về thủy sản, pháp luật có liên quan và điều kiện thực tế tại địa phương.Điều này chứng tỏ, quy chế hoạt động của tổ chức công động có vai trò, ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Xét về ban chất, quy chế hoạt động này dường như có thể xem đó là “luật nội bộ” để điều chỉnh các hoạt động của tổ chức cộng đồng, thành viên tổ chức công đồng, quy chế phải được xây dựng dựa trên quy đinh của pháp luật, tính chất, pháp vi, mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức cộng đồng, quy chế đó phải thực sự sát sao, ưu viết, thực tế và có khả năng điều chỉnh hiệu quả. Quy chế còn là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền đánh giá về sự ra đời của một tổ chức có nguyện vọng, đủ điều kiện để được công nhân và giao quyền đồng quản lý.
2. Mẫu quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng:
QUY CHẾ
Hoạt động của tổ chức cộng đồng
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
(Tên tổ chức cộng đồng, nguyên tắc, mục đích hoạt động của tổ chức cộng đồng)
Chương II
THÀNH VIÊN TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
(Quy định về đăng ký tham gia tổ chức cộng đồng và chấm dứt tư cách thành viên tổ chức cộng đồng; quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ chức cộng đồng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình không phải là thành viên tổ chức cộng đồng tham gia hoạt động thủy sản tại khu vực đồng quản lý (nếu có))
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
Điều…: Ban đại diện của tổ chức cộng đồng
1.Ban đại diện hoặc ban tương đương của tổ chức cộng đồng có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là Ban đại diện) do thành viên tổ chức cộng đồng bầu, có trách nhiệm tổ chức, quản lý hoạt động của tổ chức cộng đồng, kết nối giữa cộng đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2.Nhiệm vụ cụ thể
Điều…: Người đại diện tổ chức cộng đồng
1.Người đại diện tổ chức cộng đồng là người thuộc Ban đại diện, do thành viên tổ chức cộng đồng bầu.
2.Nhiệm vụ cụ thể
Điều…: Đội tuần tra, giám sát
1.Đội tuần tra, giám sát do Ban đại diện phân công, thực hiện tuần tra, giám sát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực được giao quản lý; phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong hoạt động kiểm tra, giám sát, lập biên bản và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản.
2.Nhiệm vụ cụ thể
Điều….: Đội tự quản
1.Đội tự quản được tổ chức theo nghề khai thác; theo lĩnh vực hoạt động hoặc theo đơn vị hành chính do các thành viên tổ chức cộng đồng tự nguyện tham gia. Đội thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của tổ chức cộng đồng và phân công của Ban đại diện.
2.Nhiệm vụ cụ thể.
Điều….: Các đội khác (nếu có)
1.Các đội khác theo nhu cầu của tổ chức cộng đồng.
2.Nhiệm vụ cụ thể.
(Mỗi ban, đội có người đứng đầu và các thành viên)
Điều….: Nhiệm vụ của tổ chức cộng đồng: tuyên truyền, tập huấn; tuần tra, kiểm soát; tái tạo nguồn lợi thủy sản; thu thập thông tin, đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản, kinh tế xã hội và nhiệm vụ khác (nếu có).
Chương IV
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG
Điều….: Bầu cử Ban đại diện, người đại diện của tổ chức cộng đồng.
Điều….: Chế độ họp định kỳ hằng năm hoặc đột xuất của tất cả thành viên tổ chức cộng đồng; chế độ họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban đại diện, Đội tuần tra, giám sát, Đội tự quản và các Đội khác.
Điều….: Tài chính cho hoạt động của tổ chức cộng đồng (quy định về thu, chi và thành lập quỹ cộng đồng (nếu có)).
Điều….: Chia sẻ lợi ích của thành viên trong tổ chức cộng đồng (nếu có).
Điều….: Tuần tra, kiểm soát và phối hợp tuần tra, kiểm soát tại khu vực thực hiện đồng quản lý.
Điều….: Giải thể tổ chức cộng đồng.
Điều….: Cơ chế khác (nếu có).
Chương V
QUY CHẾ VỀ HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN
Điều….: Quy định về hoạt động được hoặc không được thực hiện.
Điều….: Quy định cụ thể về: nuôi trồng thủy sản; bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; du lịch giải trí gắn với hoạt động thủy sản; hoạt động khác của tổ chức cộng đồng (nếu có).
Chương VI
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
….
3. Hướng dẫn mẫu quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng:
Kết cấu của quy chế hoạt động của tổ chức được chia thành các chương, điều, khoản như một “văn bản pháp luật”, nội dung của quy chế được quy định ít nhất phải đảm bảo các nội dung đã được nêu rõ ở mục 3, còn tùy thuộc vào tình hình của tổ chức để quy định rõ hơn, cụ thể hơn là điều tổ chức có thể linh hoạt.
Yêu cầu thực hiện các hoạt động ban hành ra quy chế thì tổ chức cộng động phải đánh giá thực tế và quy định, sao cho quy định đặt ra phải phù hợp, dễ hiểu và dễ áp dụng, tổ chức cộng đồng có thể tham khảo ý kiến của thành viên để lựa chọn các ý kiến sáng tạo và tốt nhất.
Cơ sở pháp lý:
Luật Thủy sản năm 2017
Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản