Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành quy định không quy định một số chủ thể nhất định về quyền kháng nghị giám đốc thẩm, còn đối với các đương sự thì họ có quyền đề nghị giám đốc thẩm. Các cơ quan nhận được đề nghị cần tiến hành giải quyết đề nghị đó, và có văn bản trả lời về việc giải quyết đề nghị.
Mục lục bài viết
1. Hoạt động đề nghị giám đốc thẩm và giải quyết đề nghị giám đốc thẩm:
“Điều 327. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.”
Quy định tại Khoản 1 Điều 327 trên đã quy định rõ ràng về quyền đề nghị giám đốc thẩm của các đương sự trong vụ việc dân sự. Các đương sự thực hiện quyền của mình bằng cách gửi đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm đến cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn để các đương sự thực hiện quyền này đó chính là trong vòng 01 năm bắt đầu tính từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Nơi nộp đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm đó chính là nộp đến các cơ quan có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Về các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm được quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự, bao gồm Chánh án
Hoạt động xử lý đơn đề nghị này được hướng dẫn chi tiết tại Điều 329 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, thì các đương sự có thể thực hiện nộp đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật giám đốc thẩm đến Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền nêu trên bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại các cơ quan này. Các cơ quan này sẽ cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Đồng thời các cơ quan này tiến hành kiểm tra đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm xem đã đạt yêu cầu Luật định chưa, nếu chưa đủ điều kiện theo quy định luật định, cụ thể là theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị. Thời hạn để sửa đổi đơn yêu cầu là trong vòng trong thời hạn 01 tháng. Quá thời hạn 01 tháng nêu trên mà các cá nhân không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.
Khi đơn đề nghị đã đầy đủ nội dung luật định thì Tòa án, Viện Kiểm sát tiến hành thụ lý đơn. Sau khi thụ lý đơn, thì Chánh án của Tòa án có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm và Viện trưởng Viện Kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm sẽ tiến hành phân công cá nhân tại đơn vị của mình có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định việc kháng nghị giám đốc thẩm. Nêu qua quá trình nghiên cứu trên mà nhận thấy không thuộc trường hợp kháng nghị thì thông báo bằng văn bản đến các chủ thể có đơn đề nghị. Trong văn bản thông báo này phải thể hiện nêu rõ lý do tại sao không tiến hành kháng nghị cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.
Đối với hoạt động xem xét đơn đề nghị tại Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì cơ bản được thực hiện theo các bước trên, cụ thể thì sau khi thụ lý đơn đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, còn Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu đơn đề nghị giám đốc thẩm, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án. Thẩm phán và Kiểm sát viên được phân công có trách nhiệm báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Nếu không thuộc trường hợp phải tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng phải có thông báo bằng văn bản nêu lý do không kháng nghị giám đốc thẩm để cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị biết. Và Chánh án, Viện trưởng ủy quyền cho Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện hoạt động thông báo này.
2. Thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm là gì?
Qua phân tích ở trên về hoạt động tiếp nhận và xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm ở trên, nhận thấy các chủ thể sẽ tiến hành ra thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm khi không thuộc trường hợp kháng nghị giám đốc thẩm. Từ đó, có thể hiểu Thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm chính là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị ban hành sau khi tiến hành nghiên cứu đề nghị của các đương sự về việc kháng nghị giám đốc thẩm nhưng đề nghị này không thuộc căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm.
Thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm mẫu số 86-DS là dạng văn bản thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm được sử dụng trong Tòa án, mà chủ thể ban hành ở đây chính là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm nói chung chính là văn bản để Tòa án, Viện Kiểm sát trả lời về kết quả sau khi xem xét, nghiên cứu đề nghị của các đương sự, cơ quan, tổ chức cá nhân khác. Thông báo này thể hiện nội dung về việc không tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm cũng như căn cứ, lý do của việc các cơ quan này không tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm.
3. Mẫu Thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm và soạn thảo thông báo:
Mẫu Thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm là văn bản có ký hiệu số 86-DS được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ- HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự. Mẫu Thông báo như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1)
Số: …../TB-TA
…, ngày…… tháng …… năm……
THÔNG BÁO
GIẢI QUYẾT ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM
Kính gửi: (2)…..……
Địa chỉ: (3)…………
Tòa án nhân dân tối cao/Tòa án nhân dân cấp cao ………… nhận được đơn của ……………..(4) đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định) …………… số ………… ngày…. tháng …. năm …… của Tòa án nhân dân ………….. về vụ án “Tranh chấp……………….” giữa nguyên đơn là ………. với bị đơn là …………; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ……………
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án,
Tòa án nhân dân tối cao/Tòa án nhân dân cấp cao …………. có ý kiến như sau:……………
Vì vậy, không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định) số …………. ngày …. tháng …. năm …… nêu trên.
Tòa án nhân dân tối cao/Tòa án nhân dân cấp cao ………… thông báo để …………… biết.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Chánh án TAND … (để b/c);
– VKSND cùng cấp (để biết);
– TAND cấp phúc thẩm;
– TAND cấp sơ thẩm;
– Cục/Chi cục THADS ….;
– Lưu: VT (VP, ….), hồ sơ vụ án.
CHÁNH ÁN(5)
(Ký tên, đóng dấu)
*Soạn thảo Thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm
Thông báo giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm được hướng dẫn soạn thảo như sau:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân nhận đơn đề nghị; nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(2) và (3) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ người đề nghị; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đề nghị (ghi theo đơn đề nghị). Cần lưu ý đối với cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).
(4) Nếu là cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà;…); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).
(5) Trường hợp Chánh án ủy nhiệm cho người có thẩm quyền ký thay, ký thừa lệnh thì người đó ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu Tòa án.