Luật tố cáo quy định chi tiết về hành vi tố cáo và trình tự tiến hành tố cáo, trong đó có quán trình xác minh nội dung tố cáo. Việc xác minh nội dung tố tụng được chủ thể có thẩm, quyền ra quyết định xác minh nội dung tố cáo. Vậy mẫu quyết định xác minh nội dung tố cáo có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu số 48/QĐ-THA: Mẫu quyết định xác minh nội dung tố cáo là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Theo Khoản 1 Điều 2
Mẫu số 48/QĐ-THA: Quyết định xác minh nội dung tố cáo là văn bản do thủ trưởng cơ quan thi hành án ban hành với nội dung bao gồm nội dung và thời hạn xác minh tố cáo đối với tố cáo mà công dân đưa ra, thông tin của thành viên của đoàn xác minh tố cáo.
Mục đích của mẫu số 48/QĐ-THA: Mẫu quyết định xác minh nội dung tố cáo: khi cơ quan có thẩm quyền nhận được nội dung tố cáo của cá nhân, tổ chức thì thủ trưởng cơ quan thi hành án sẽ tiến hành ban hành quyết định xác minh nội dung tố cáo, do đó chủ thể có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc xác minh nội dung tố cáo, tiến hành giải quyết tố cáo.
2. Mẫu số 48/QĐ-THA: Mẫu quyết định xác minh nội dung tố cáo:
QUÂN KHU… (BTTM, QCHQ)
CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
Số:…./QĐ-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày….. tháng……. năm…..
QUYẾT ĐỊNH
Xác minh nội dung tố cáo
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
Căn cứ Điều 157
Xét nội dung tố cáo của: ….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến hành xác minh tố cáo của công dân đối với …..
Nội dung xác minh……
Thời hạn xác minh……. ngày kể từ ngày ký Quyết định này.
Điều 2. Thành lập Đoàn xác minh tố cáo gồm:
Đồng chí:……… Chức vụ:…….. trưởng đoàn.
Đồng chí:……… Chức vụ:……. thành viên.
Đồng chí:……..Chức vụ:……… thành viên.
Điều 3. Các đồng chí có tên tại Điều 2 và những người có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Cục THA/BQP;
– Lưu: VT; HSTHA.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định:
Người soạn thảo Mẫu số 48/QĐ-THA: Mẫu quyết định xác minh nội dung tố cáo phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu kết luận chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan thi hành án;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu số 48/QĐ-THA: Mẫu quyết định xác minh nội dung tố cáo;
Về nội dung mẫu quyết định: nội dung tiến hành xác minh tố cáo và thông tin Đoàn xác minh tố cáo
4. Những quy định liên quan đến xác minh nội dung tố cáo:
Giải quyết tố cáo theo quy định của luật tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Theo
– Người xác minh nội dung tố cáo tiến hành xác minh nội dung tố cáo: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo. Theo đó thì việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản, nội dung văn bản phải nêu chính xác các thông tin và thực hiện đúng quy định của pháp luật:
Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm giao xác minh;
+ Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
+ Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
+ Nội dung cần xác minh;
+ Thời gian tiến hành xác minh;
+ Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
Để được xác minh nội dung tố cáo được chính xác, tránh sai sót và dẫn đến các hậu quả sai lầm thì người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo.
Xác minh tố cáo bản chất nhằm làm sáng tỏ tính đúng sai của các nội dung tố cáo, nhằm đi đến kết luận có hay không nội dung tố cáo và xử lý như thế nào đối với hành vi vi phạm pháp luật. Do đó trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình về nội dung tố cáo, tránh việc quyết định chủ quan từ một phía dẫn đến xử lý sai, người bị tố cáo được đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh tức là người bị tố cáo có thể tìm các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Người xác minh tố cáo có quyền yêu cầu người tố cáo đến làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà người tố cáo có được nhằm mục đích phục vụ cho quá trình giải quyết tố cáo, khai thác thông tin tố cáo;
+ Người xác minh tố cáo có quyền yêu cầu người bị tố cáo đến làm việc, giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; việc giải trình này nhằm chứng minh sự trong sạch cho người bị tố cáo, vừa nhằm khai thác thông tin giải quyết tố cáo;
+ Để giải quyết tố cáo nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả thì người xác minh tố cáo có quyền yê cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo nhằm phục vụ việc giải quyết tố cáo;
+ Người xác minh tố cáo có quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu làm căn cứ để giải quyết tố cáo. Ngoài ra còn có quyền thực hiện các biện pháp xác minh liên quan theo quy định của của pháp luật có liên quan đồng thời những người này có quyền áp dụng hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo nhằm bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Ngoài các quyền của người xác minh tố cáo nêu trên thì người xác minh tố cáo còn có các nghĩa vụ bắt buộc theo quy định của Luật tố cáo sau đây:
+ Người xác minh tố cáo bắt buộc phải bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo, tránh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các cá nhân liên quan;
+ Người xác minh tố cáo phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, việc bảo vệ người tố cáo này nhằm mục đích đảm bảo quyền của người tố cáo, đảm bảo an toàn cho người tố cáo;
+ Người xác minh tố cáo phải đảm bảo không tiết lộ thông tin về việc giải quyết tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo. Trường hợp người xác minh tố cáo vi phạm về việc tiết lộ thông tin làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tố cáo thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của người xác minh nội dung tố cáo sau khi kết thúc việc xác minh như sau: Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.