Trong quá trình xác minh, xử lý hành vi vi phạm hành chính, thì các chủ thể có thẩm quyền có thể phải thực hiện tịch thu giấy tờ tang vật phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý và người sử dụng hợp pháp. Sau khi thuộc trường hợp trả lại những giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó, thì các chủ thể phải tiến hành trả lại và lập biên bản về việc trả lại đó.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì?
- 2 2. Mẫu Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mẫu số 60/BB-TLTVPT:
- 3 3. Soạn thảo Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mẫu số 60/BB- TLTVPT:
- 4 4. Hoạt động trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
1. Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì?
Trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được hiểu là hoạt động các cơ quan nhà nước trước đó đã tạm giữ các giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của các cá nhân, tổ chức tiến hành trả cho các cá nhân, tổ chức bị tịch thu những giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó.
Vậy hoạt động trả lại giấy tờ, tang vật phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện khi nào? Thì tại Khoản 1 Điều 126
“1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.”
Từ các quy định trên, thì có thể hiểu việc trả lại các giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện khi có các giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không thuộc trường hợp phạt tịch thu các giấy tờ, tang vật đó để sung công quỹ nhà nước hoặc trả lại các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp tang vật, giấy tờ khi tang vật, giấy tờ bị chiếm đoạt trái phép. Bên cạnh đó tại Điều 126 này cũng có những quy định về các trường hợp trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như trong trường hợp trả lại giấy tờ, phương tiện, tang vật cho ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt nếu những giấy tờ, tang vật, phương tiện được dùng để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt.
Biên bản trả lại giấy từ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn bản do cơ quan có thẩm quyền lập khi tiến hành hoạt động trả lại các giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mà trước đó đã tịch thu của các cá nhân.
Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mẫu số 60/BB-TLTVPT được dùng để ghi lại các hoạt động diễn ra trong quá trình trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong biên bản thể hiện các nội dung như chủ thể trả lại, chủ thể được trả lại, đối tượng của hoạt động trả lại,…
2. Mẫu Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mẫu số 60/BB-TLTVPT:
Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mẫu số 60/BB-TLTVPT được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công an quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân. Mẫu Biên bản như sau:
Mẫu số 60/BB-TLGTTVPT
Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA ngày 20/3/2019
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………..(1)
………………..(2)
Số:…………/BB-TLGTTVPT
BIÊN BẢN
Trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho
chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp
Căn cứ Quyết định trả lại tang vật, phương tiện số……….ngày……../……../……….do……….ký;
Hôm nay, hồi………..giờ…………phút, ngày…………/………/……….tại:………..
Tôi:…………Cấp bậc, chức vụ…………… Đơn vị: …………
Tiến hành trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho:
Ông(Bà)/Tổ chức(Tên tổ chức, người đại diện theo pháp luật):…………
Sinh ngày:………../…………./………..Quốc tịch:………….
Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động hoặc Mã số doanh nghiệp:………..
Nơi ở hiện tại/Địa chỉ trụ sở:………….
CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu/GCN đăng ký hoặc GP thành lập số:………….
Ngày cấp:…………….Nơi cấp:………..
Giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được trả lại bao gồm (4):
…………..
Ông(Bà)/Tổ chức có tên trên đã kiểm tra, nhận đủ số giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nêu trên và không có ý kiến gì. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người hoặc đại diện tổ chức vi phạm, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính.
Biên bản lập xong hồi………..giờ………..phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng ký tên dưới đây./.
NGƯỜI NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Soạn thảo Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mẫu số 60/BB- TLTVPT:
Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mẫu số 60/BB- TLTVPT được hướng dẫn soạn thảo như sau:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị của người có thẩm quyền lập biên bản;
(3) Ghi rõ tên gọi của Quyết định trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;
(4) Ghi rõ các loại giấy tờ, tang vật, phương tiện được trả lại. Trường hợp trả lại nhiều tang vật , phương tiện vi phạm hành chính thì phải lập bảng thống kê riêng kèm theo Biên bản này. Nếu trả lại tang vật VPHC là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng đã được tổ chức bán thì phải ghi rõ tang vật trả lại là tiền và tổng số tiền được trả lại
4. Hoạt động trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
Tại Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 31/2020/NĐ-CP, thì hoạt động trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện đó là việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại khi đã có quyết định trả lại tang vật, phương tiện, theo đó, các chủ thể này tiến hành kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện đồng thời kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện là chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp ủy quyền đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền giữa người được trả lại và người đến nhận theo quy định của pháp luật;
Các chủ thể có nhiệm vụ trả lại thực hiện yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản, cụ thể là sử dụng biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mẫu số 60/BB- TLPTVP nêu trên.
Người nhận tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm về việc mất, thay đổi đối với tang vật, phương tiện sau khi tang vật, phương tiện khi đã được đưa ra khỏi nơi tạm giữ và trả lại cho người nhận thì
Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện sau khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ, tịch thu trước đó về kết quả đã thực hiện.
Nếu người vi phạm không đến nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện và mà không có lý do chính đáng trong thời hạn 03 ngày tính từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải tiến hành
Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian niêm yết công khai,
“2. Sau khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu bằng quyết định tịch thu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì được xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành.”
* Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính (Hiện đã hết hiệu lực).
– Nghị định số 31/2020/NĐ- CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính (Hiện đã hết hiệu lực).