Trên cơ sở quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính lập biên bản bàn giao hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Biên bản bàn giao hồ sơ vi phạm hành chính là gì?
Khái niệm vi phạm hành chính được giải thích tại Khoản 1, Điều 2,
Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành “vi phạm hành chính” và cũng là chế tài mà nhà nước áp dụng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm, trong đó, xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Một trong những khó khăn trong quá trình tìm hiểu pháp luật, tác giả nhận thấy rằng, Luật xử lý vi phạm hành chính đã có quy định về chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên lại không giải thích hồ sơ vụ vi phạm bao gồm những gì? điều này tùy có phần tạo sự linh hoạt, nhưng về cơ bản lại là sự thiếu hụt, không rõ ràng trong quy định. Bản thân hồ sơ vụ vi phạm hành chính có thể là tổng hợp những giấy tờ, văn bản có giá trị chứng minh về hành vi vi phạm của một cá nhân cụ thể, đó có thể là
Biên bản bàn giao hồ sơ vi phạm hành chính là văn bản ghi nhận lại quá trình bàn giao hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự từ cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính sang cơ quan điều tra trên cơ sở Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự đã được ban hành trước đó.
Biên bản bàn giao hồ sơ vi phạm hành chính là văn bản được dùng để ghi chép lại toàn bộ sự kiện bàn giao hồ sơ, là căn cứ chứng minh tính thực tế của hành vi bàn giao, cũng là cơ sở chứng minh tính hợp pháp trong hoạt động bàn giao. Biên bản này còn có thể có giá trị trong việc xác định trách nhiệm trong việc quản lý hồ sơ và tiếp nhận vụ việc có dấu hiệu tội phạm, đây cũng là văn bản quan trọng được lưu trữ trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, cũng như hồ sơ của cơ quan điều tra. Các vai trò này là đặc trưng của biên bản trong quá trình thiết lập mối quan hệ hay thực hiện một hoạt động cụ thể giữa các cơ quan nhà nước phải được ghi nhận trong một biểu mẫu có giá trị chứng minh cao như biên bản.
Tìm hiểu sâu hơn về việc bàn giao hồ sơ vi phạm hành chính, bản chất của hoạt động này là “hiện thực hóa” quyết định chuyển giao hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, theo đó, tại Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định rằng: “Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.”
Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án, tuy nhiên thực tế thì việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền thường là cơ quan điều tra.
Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự. Quy định này nhằm nhanh chóng giúp cơ quan điều tra tiếp cận với vụ việc có dấu hiệu tội phạm, nếu đã thi hành xong quyết định xử phạt thì sự ràng buộc giữa cá nhân với người có thẩm quyền bị tách rời, khiến cho việc xử lý, tìm kiếm lại cá nhân là rất khó.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến. Quy định này thể hiện sự phối hợp giữa hai cơ quan với hai thẩm quyền khác nhau, nếu đã nhận được hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng buộc phải có trách nhiệm xem xét, kết luận, và trả lời, tránh trường hợp nhận và không thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, dẫn đến có thể bỏ lọt tội phạm.
Trong trường hợp trên, nếu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự. Quy định này, vẫn có những hạn chế nhất định trong trường hợp nếu người bị xử phạt đã chấp hành xong quyết định xử phạt thì cơ chế đối với họ như thế nào, có được bồi hoàn không, việc hủy bỏ quyết định xử phạt có ý nghĩa như thế nào trong trường hợp này?
Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được
2. Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ vi phạm hành chính:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………..(1)
………………..(2)
Số:…………/BB-BGHS
BIÊN BẢN
Bàn giao hồ sơ vụ vi phạm hành chính cho Cơ quan điều tra
Căn cứ Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự số:……………….ngày…………./…………../………………..do…………………………………..ký;
Hôm nay, hồi………..giờ…………phút, ngày……………/…………../……………tại:………
A. Đại diện bên giao gồm:
1………………..Cấp bậc, chức vụ:……………………… Đơn vị:………………
2…………………………Cấp bậc, chức vụ:……………………….. Đơn vị:………….
B. Đại diện bên nhận gồm:
1………………….Cấp bậc, chức vụ:…………………. Đơn vị:…………………
2……………………Cấp bậc, chức vụ:………………… Đơn vị:…………
Tiến hành bàn giao hồ sơ vi phạm hành chính gồm có (3):
……………………
Đại diện bên nhận đã kiểm tra, nhận đủ các tài liệu có trong hồ sơ nêu trên. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, bên giao, bên nhận mỗi bên giữ 01 bản.
Biên bản lập xong hồi………..giờ………..phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng ký tên dưới đây./.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản bàn giao hồ sơ vi phạm hành chính:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị của người có thẩm quyền lập biên bản;
(3) Ghi rõ số lượng, tên các loại biên bản, quyết định, tài liệu có trong hồ sơ.
Cơ sở pháp lý:
Luật Xử lý vi phạm hành chính hợp nhất năm 2020
Thông tư 07/2019/TT-BCA quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành (Hiện đã hết hiệu lực).