Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đâm vào ô tô đang đỗ? Trách nhiệm bồi thường khi chủ xe đậu đúng chỗ quy định? Trách nhiệm bồi thường khi chủ xe đậu xe không đúng quy định?
Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự, buộc chủ thể này phải khắc phục những tổn thất đã gây ra cho người bị thiệt hại thông qua việc bồi thường cả về vật chất và tinh thần. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp phát sinh trách nhiệm, đó có thể là trách nhiệm do vi phạm hợp đồng hoặc trách nhiệm ngoài hợp đồng. Dù trường hợp phát sinh là gì thì việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là điều vô cùng quan trong. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đâm vào ô tô đang đỗ.
Luật sư
1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đâm vào ô tô đang đỗ
Đâm vào ô tô đang đỗ là sự kiện diễn ra rất nhiều trên thực tế, đây là hoạt động phát sinh đột ngột, mà các bên chủ thể không thể dự đoán, lường trước được thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại, do đó, bồi thường thiệt hại khi đâm vào ô tô đang đỗ chính là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự, theo đó có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Về nguồn gốc phát sinh trách nhiệm bồi thường khi đâm vào ô tô đang đỗ. Thì mang bản chất là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì trách nhiệm bồi thường khi đâm vào ô tô đang đỗ chính là trách nhiệm pháp lý phát sinh giữa các người đâm và người có ô tô bị đâm mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy các bên này có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng khi có hành vi trái pháp luật gây ra. Trách nhiệm này phát sinh khi chỉ tồn tại một hành vi pháp luật dân sự với lỗi cố ý hay lỗi vô ý gây thiệt hại cho người khác. Nó là trách nhiệm pháp lý bắt buộc phải thực hiện, phát sinh dưới tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật, không có sự thỏa thuận trước của các chủ thể.
Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường khi đâm vào ô tô đang đỗ. Trách nhiệm này chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện luật định. Đó là có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật và có lỗi.
– Có thiệt hại xảy ra: đây là điều kiện tiền đề quan trọng nhất, quyết định trách nhiệm bồi thường khi đâm vào ô tô đang đỗ. Thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất của cá nhân, tổ chức và nhà nước về tài sản, sức khỏe, tính mạng,… được xác định bằng một khoản tiền cụ thể, và những chi phí hợp lý, phù hợp để nhằm khắc phục những tổn thất về vật chất và tinh thần của chủ thể gây thiệt hại. Trong trường hợp đâm vào ô tô đang đỗ thì thiệt hại đầu tiên nhìn nhận thấy đó chính là thiệt hại về tài sản, tài sản bị thiệt hại đó chính là chiếc ô tô bị đâm. Thiệt hại về tài sản trong trường hợp này đó chính là việc ô tô bị hư hỏng, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khái thác công dụng của ô tô. Nếu việc đâm vào ô tô đang đỗ này mà trong xe có người thì có thể xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức hỏa. Khi này, thiệt hại sẽ bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thi nhập bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
– Có hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật là xử sự của chủ thể đã có hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật, vi phạm một quy phạm pháp luật nhất định. Hay nói cách khác, hành vi trái pháp luật chính là hành vi vi phạm điều mà pháp luật cấm thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện nhưng chủ thể đã không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng, không đầy đủ nên gây ra thiệt hại. Trong thiệt hại do đâm vào ô tô đang đỗ, thì hành vi trái pháp luật là hành vi đâm xe, hành vi này vi phạm quy định của pháp luật giao thông đường bộ.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại, hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra. Thiệt hại hư hỏng xe ô tô chính là hậu quả của hành vi đâm xe, việc đâm xe đã tác động một lực rất lớn lên chiếc xe bị đâm, khiến cho các bộ phận trên chiếc xe bị hư hỏng
– Có lỗi của người gây thiệt hại
Lỗi là một một trong các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. Lỗi được thể hiện dưới dạng là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho người khác mà vẫn mong muốn thực hiện hoặc tuy không mong muốn thực hiện nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lỗi vô ý là trường hợp một người có thể thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt, mặc dù phải biết trước hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Lỗi là căn cứ bắt buộc, mức độ lỗi và hình thức lỗi không có ý nghĩa trong xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trong trường hợp đâm vào ô tô đang đỗ, thì lỗi cố ý có thể là trường hợp người thực hiện hành vi đâm xe cố tình đâm vào xe đang đỗ vì một lý do bất kỳ, có thể là vì mâu thuẫn, ganh ghét cá nhân. Hoặc lỗi vô ý có thể xảy ra trong trường hợp người đâm lùi xe nhưng tự tin vào khả năng của mình, tin rằng mình không thể đâm vào xe của người khác nhưng kết quả vẫn đâm vào ô tô của người khác mà gây thiệt hại.
2. Trách nhiệm bồi thường khi chủ xe đậu đúng chỗ quy định
Tại Khoản 1 Điều 584
Như vậy, khi chủ xe đậu xe đúng chỗ quy định trong bãi đỗ xe, hoặc đúng vị trí được cho phép đậu xe trên đường, thì người đâm xe phải chịu trách nhiệm bồi thường hoàn toàn về thiệt hại mà họ gây ra khi đâm vào xe của người đang đỗ trên đường, vì cá nhân họ là người có lỗi, dù là lỗi vô ý hay lỗi cố ý.
Trường hợp họ có lỗi vô ý, thì các cá nhân này có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại Khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015: “2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.”
3. Trách nhiệm bồi thường khi chủ xe đậu xe không đúng quy định
Khi này, thì các cá nhân là chủ xe cũng có lỗi đối với thiệt hại xảy ra. Việc họ đỗ xe không đúng quy định có thể là nguyên nhân dẫn đến việc người khác đâm vào xe của họ mà người đâm vào xe của họ không có lỗi. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: :”2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Như vậy, nếu việc đâm vào xe hoàn toàn do lỗi của chủ xe đậu xe, thì người đâm sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp cả hai bên cùng có lỗi thì: “4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.” (Khoản 4 Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015). Tức khi này, cả hai bên sẽ chịu trách nhiệm về thiệt hại của mình gây ra. Các bên sẽ thỏa thuận về mức bồi thường mà bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại (chủ xe), cũng như thỏa thuận về phương thức, hình thức bồi thường. Người gây thiệt hại (người đâm xe) chỉ chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng với phần lỗi của mình và thực hiện bồi thường theo nội dung mà hai bên thỏa thuận. Nếu hai bên không thể thỏa thuận được mà có tranh chấp thì có thể khởi kiện tại