Theo quy định của pháp luật khi có quyết định của Tòa án về tội danh của phạm nhân thì các cơ quan phối hợp sẽ thực hiện trách nhiệm thi hành bản án, quyết định đối với phạm nhân và phải có các thông báo về hoạt động kiểm sát phạm nhân chấp hành án phạt.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo việc phạm nhân chết là gì?
Phạm nhân là người đã bị
Mẫu số 21/TH:
Mẫu số 21/TH: Mẫu thông báo việc phạm nhân chết là mẫu thông báo của cơ quan có thẩm quyền lập ra để thông báo về việc phạm nhân chết. mẫu thông báo được cơ quan đảm nhiệm trách nhiệm về việc kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát việc Tòa án ra quyết định đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân chết.
2. Mẫu số 21/TH: Mẫu thông báo việc phạm nhân chết:
Nội dung cơ bản của mẫu thông báo việc phạm nhân chết như sau:
Mẫu số 21/TH Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày…tháng…năm…
VIỆN KIỂM SÁT………..
VIỆN KIỂM SÁT ………..
Số: ……../TB-VKS…-…
THÔNG BÁO
Việc phạm nhân chết
Kính gửi: Viện kiểm sát…………
Căn cứ Điều 17 Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Ngày….tháng….năm……, Tòa án …….… đã ra Quyết định thi hành án phạt tù số……đối với phạm nhân:…………………; Tên gọi khác:……….. Sinh ngày……….tháng……………..năm……………tại…………; Giới tính:………… Quốc tịch:……….; Dân tộc:………; Tôn giáo:……… Nghề nghiệp:………. Nơi cư trú: Phạm tội:………; Xử phạt:……
Ngày……..tháng………năm…….., phạm nhân…………đã chết, Viện kiểm sát …..….thông báo cho Viện kiểm sát . ………biết để kiểm sát việc Tòa án ra quyết định đình chỉ chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.
Đề nghị Viện kiểm sát….……..thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát..……..biết sau khi nhận được Thông báo này.
(Gửi kèm theo Thông báo này là các tài liệu liên quan về việc phạm nhân đã chết, nếu có)./.
Nơi nhận:
– VKS…4…(để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
TUQ. VIỆN TRƯỞNG
KIỂM SÁT VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 21/TH: Mẫu thông báo việc phạm nhân chết:
– Tên cơ quan lập mẫu
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu thông báo: Mẫu thông báo việc phạm nhân chết
– Nội dung thông báo
– Ký xác nhận thông báo
4. Một số quy định pháp luật liên quan đến phạm nhân:
Điều 56 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau:
Cơ sở pháp lý:
Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết được quy định tại Điều 56 Luật thi hành án hình sự 2019
Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết
Trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền:
– Khi phạm nhân chết tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân.
– Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng.
– Trường hợp phạm nhân chết ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó gửi giấy báo tử cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
– Trường hợp phạm nhân chết là người nước ngoài, Giám thị trại giam phải báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân; đồng thời báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trại giam có trách nhiệm tổ chức mai táng.
Thực hiện các thủ tục mai táng phạm nhân:
– Khi cơ quan có thẩm quyền cho phép làm các thủ tục mai táng người chết thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo về việc mai táng cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân.
– Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị thì bàn giao tử thi đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.
– Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức mai táng theo quy định của pháp luật và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của người chết, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân chết, Viện kiểm sát có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định đình chỉ có trụ sở.
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết có trách nhiệm phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong việc mai táng và quản lý mộ của phạm nhân. Kinh phí cho việc mai táng được Nhà nước cấp.
– Trường hợp phạm nhân chết là người nước ngoài, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi thông báo về phạm nhân chết, nếu cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch không đề nghị nhận tử thi thì trại giam tổ chức mai táng.
Trường hợp nhân nhân đề nghị nhận tự thi hoặc hài cốt của phạm nhân:
– Trường hợp thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân có đơn đề nghị được nhận tử thi hoặc hài cốt của phạm nhân và tự chịu chi phí, thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường.
– Việc nhận hài cốt chỉ được giải quyết sau thời hạn 03 năm kể từ ngày mai táng. Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài thì việc nhận tử thi hoặc hài cốt phải được cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định.
Trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ kiểm sát việc đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định như sau:
– Trong trường hợp phạm nhân chết, Viện kiểm sát có thẩm quyền nơi phạm nhân đang chấp hành án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Kiểm sát việc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự (hoặc nhà tạm giữ) Công an cấp huyện thông báo phạm nhân chết cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án;
+ Ra văn bản thông báo cho Viện kiểm sát nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án để kiểm sát theo thẩm quyền. Viện kiểm sát nhận được thông báo phải thông báo lại bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã thông báo biết.
Như vậy, hậu quả pháp lý đối với trường hợp phạm nhân đang chấp hành bản án của Tòa án bị chết thì quyết định chấp hành án phạt tù sẽ bị đình chỉ. Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của người chết, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân chết, Viện kiểm sát có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định đình chỉ có trụ sở.
Theo đó, khi phạm nhân chết tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước…. các cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các quy định đã nêu trên. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân có đơn đề nghị được nhận tử thi thì bàn giao tử thi đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường. Việc nhận tử thi hoặc hài cốt của phạm nhân thì thân nhân sẽ tự chịu chi phí, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Còn đối với việc nhận hài cốt thì chỉ được giải quyết sau thời hạn 03 năm kể từ ngày mai táng.