Hiện nay, việc thực hiện giám định tư pháp này phải được ban hành bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Vậy mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật:
- 4 4. Một số quy định về thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật:
1. Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Luật di sản văn hoá (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì di vật, cổ vật được hiểu như sau:
Di vật được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Cổ vật cũng được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Giám định tư pháp được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật là mẫu bản quyết định được cơ quan có thẩm quyền lập ra để quyết định về việc thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật. Mẫu quyết định nêu rõ nội dung quyết định, thông tin di vật cổ vật…
Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật được cơ quan có thẩm quyền được nhà nước trao quyền lập ra để quyết định về việc thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật. Mẫu quyết định được ban hành theo Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2. Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
....(1)
——–
Số: /QĐ-……(2)
.(3), ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thực hiện giám định tư pháp theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số….. ngày….. tháng….. năm…. của…….(4)
….(5)
Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ
Căn cứ Thông tư số 04/2013/TT-BVHTTDL ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và thành lập hội đồng giám định trong lĩnh vực văn hóa;
Căn cứ……..(6);
Căn cứ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số…. ngày… tháng… năm…. của…….(4);
Xét đề nghị của…. (nếu có),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thực hiện giám định tư pháp đối với vụ án/vụ việc theo Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định số…. ngày… tháng…. năm….. của…..(4) bằng hình thức giám định tập thể, thành viên tham gia giám định như sau:
1….;
2…..;
3…..; (7)
Điều 2. Giao….(8) chủ trì tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật…..(8) cử…(9) đồng chí là người giúp việc cho người giám định tư pháp.
Điều 3……….(10) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
…….(5)
(Ký, đóng dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật:
Theo như quy định tại Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật được hướng dẫn soạn thảo với những tiêu chí được nêu ra dưới đây:
(1) Tên tổ chức ra quyết định thực hiện giám định.
(2) Viết tắt in hoa tên tổ chức ra quyết định thực hiện giám định.
(3) Địa điểm quyết định thực hiện giám định tư pháp.
(4) Ghi rõ số, ngày, tháng, năm, cơ quan, tổ chức trưng cầu/yêu cầu giám định.
(5) Người có thẩm quyền của tổ chức giám định tư pháp ra quyết định thực hiện giám định.
(6) Căn cứ xác định thẩm quyền của người ra quyết định thực hiện giám định tư pháp.
(7) Tên, chức danh, đơn vị công tác của từng người thực hiện giám định, phải ít nhất từ 03 người trở lên, trong đó có 01 người thuộc chuyên ngành đào tạo về luật.
(8) Đơn vị làm đầu mối trong công tác giám định tư pháp của tổ chức giám định tư pháp.
(9) Số người giúp việc cho người giám định tư pháp.
(10) Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định.
4. Một số quy định về thực hiện giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật:
Theo như quy định tại Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc quy định quy trình giám định tư pháp về đối với di vật, cổ vật theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định tư pháp.
Theo đó, giám định tư pháp về đối với di vật, cổ vật được thực hiện theo trình tự sau:
– Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định
– Bước 2: Chuẩn bị thực hiện giám định
– Bước 3: Thực hiện giám định
– Bước 4: Kết luận giám định
– Bước 5: Bàn giao kết luận giám định
– Bước 6: Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định
Cũng dựa trên thông tư này thì nội dung chi tiết về trình tự thủ tục giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định tư pháp có nội dung như sau:
Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định thì người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa, tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa dựa theo quy định của pháp luật hiện hành tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.
Chuẩn bị thực hiện giám định dựa theo căn cứ pháp lý của
Tiếp theo sau đó là việc của cơ quan có thẩm quyền thực hiện giám định đối với đối tượng giám định và các tài liệu liên quan để đưa ra nhận định chuyên môn về đối tượng giám định của người giám định tư pháp xem xét trên cơ sở các yêu cầu về tổng thể nội dung sản phẩm văn hóa và các đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí và các đặc điểm khác có liên quan của sản phẩm văn hóa. Ngoài ra thì người giám định tư pháp theo như quy định tại Bộ luật này còn có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Kết luận giám định là việc mà cơ quan có thẩm quyền căn cứ kết quả giám định tư pháp, kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác (nếu có), quy định của pháp luật có liên quan hoặc các chuẩn mực chung về văn hóa, người giám định tư pháp kết luận về đối tượng giám định. Kết luận giám định thực hiện theo Mẫu số 04a và 04b ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.
Bàn giao kết luận giám định là trách nhiên bàn giao Kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định sau khi việc thực hiện giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa hoàn thành, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp. Biên bản bàn giao Kết luận giám định thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL.
Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định là trách nhiệm của người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Giám định tư pháp và quy định tại Thông tư này. Việc bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định tư pháp thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 03/2019/TT-BVHTTDL quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.