Hiện nay, theo như quy định của pháp luật hiện hành trong tố tụng hình sự thì việc tiêu hủy vật chứng, tài sản của bản án đã ra quyết định thì cơ quan có thẩm quyền thi hành án cần thực hiện việc thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản, và việc thành lập này cần được thực hiện bằng việc ra quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản là gì?
Được định nghĩa tại Điều 89
Việc thu thập vật chứng phải đảm bảo được quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự: Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật.
Mẫu quyết định về việc thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản.
Mẫu quyết định về việc thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản được lập ra để quyết định về việc thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản. Mẫu quyết định nêu rõ thành viên hội đồng…Mẫu quyết định được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
2. Mẫu quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: ……/QĐ-PTHA
…, ngày ….. tháng ….. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản
TRƯỞNG PHÒNG THI HÀNH ÁN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ……;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …….. ngày …… tháng …… năm …… của
Căn cứ Quyết định thi hành án số …. ngày….tháng ….. năm ……. của Trưởng phòng Thi hành án …….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản gồm:
– Ông (bà) ……… Chấp hành viên, làm Chủ tịch Hội đồng.
– Ông (bà) …..đại diện cơ quan Tài chính …thành viên.
– Ông (bà) ….đại diện cơ quan …….thành viên.
Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ:
Điều 3. Hội đồng tự giải thể sau khi thực hiện xong nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Điều 4. Các ông, bà có tên tại Điều 1 và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS.….;
– Lưu: VT, HS, THA;….
TRƯỞNG PHÒNG
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản:
– Ghi rõ ngày tháng năm ra quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản;
– Ghi rõ căn cứ pháp lý để ra quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản;
– Nêu rõ tên các thành viên và chức vụ trong hộ đồng trong quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản;
– Phần cuối trưởng phòng quyết định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản ký tên;
4. Một số quy định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản:
4.1. Quy định thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản:
Theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự, vật chứng được xử lý như sau: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy; Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước; Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
Tiêu hủy vật chứng, tài sản là một trong những khoản thi hành án do cơ quan Luật Thi hành án dân sự chủ động tổ chức thi hành. Theo Điều 125 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự) trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu huỷ theo bản án, quyết định, trừ trường hợp pháp luật quy định phải tiêu huỷ ngay.
Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản gồm:
– Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng,
– Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp là thành viên,
– Đại diện cơ quan chuyên môn tham gia Hội đồng khi cần thiết.
Viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản.
4.2. Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự:
Vật chứng thu thập được phải được bảo quản theo quy định tại Điều 90
Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, vật chứng được xử lý như sau:
– Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy.
– Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
– Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quyền:
Một là, Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó.
Hai là, Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.
Ba là, Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy.
Bốn là, Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4.3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng trong vụ án hình sự:
– Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra, việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định.
– Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố, do Viện kiểm sát quyết định.
– Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, do Chánh án
– Nếu vụ án đã đưa ra xét xử, do Hội đồng xét xử quyết định.
Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 106, trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4.4. Các trường hợp biện pháp xử lý vật chứng:
Như vậy, về biện pháp xử lý vật chứng theo quy định của
– Đối với nhóm vật được pháp luật hiện hành quy định là công cụ, phương tiện phạm tội và vật cấm tàng trữ, lưu hành có hai biện pháp xử lý có thể được áp dụng là tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tịch thu để tiêu hủy.
– Đối với vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì được xử lý bằng biện pháp tịch thu sung quỹ Nhà nước.
– Đối với vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy. Những vật chứng này khi xét về giá trị kinh tế thì không có hoặc giá trị sử dụng cũng không còn nên sẽ được tiêu hủy.
– Đối với vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể bán theo quy định của pháp luật, trường hợp không bán được thì tiêu hủy, trong trường hợp không bán được thì được tiêu hủy, quy định này phù hợp với đặc thù của vật chứng là hàng hóa mau hỏng không để được lâu.
– Đối với vật, tiền là vật chứng của cá nhân, tổ chức thì trả lại ngay cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng tới việc xử lý vụ án và thi hành án. Điểm b khoản 3 Điều 106
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Luật Thi hành án hình sự;
– Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.