Hiện nay, việc tiêu hủy tài sản, chứng cứ cần phải được ghi nhân bằng quyết định tiêu hủy tài sản, chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền. Vậy mẫu quyết định tiêu hủy tài sản, chứng cứ có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định tiêu hủy vật chứng, tài sản là gì?
Ở giai đoạn xét xử, việc xử lý vật chứng theo như quy định của pháp luật hiện hành là do
Mẫu quyết định về việc tiêu hủy vật chứng, tài sản là mẫu bản quyết định được phòng Thi hành án có thẩm quyền đối với vụ án đó lập ra để quyết định về việc tiêu hủy vật chứng, tài sản. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin vật chứng, tài sản… Mẫu quyết định được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Mẫu quyết định về việc tiêu hủy vật chứng, tài sản được lập ra để quyết định về việc tiêu hủy vật chứng, tài sản. Mẫu quyết định về việc tiêu hủy vật chứng, tài sản là cơ sở để cơ quan thực hiện dựa vào đó để thành lập hội đồng tiêu hủy vật chứng , tài sản. Và cũng dựa vào đó để biết về tên và các loại tài sản, vật chứng trong vụ án nào cần được đưa đi tiêu hủy.
2. Mẫu quyết định tiêu hủy vật chứng, tài sản:
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tiêu hủy vật chứng, tài sản
TRƯỞNG PHÒNG THI HÀNH ÁN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ……;
Căn cứ Bản án, Quyết định số ……. ngày …… tháng ….. năm …… của
Căn cứ Quyết định thi hành án số ….. ngày….tháng …. năm …. của Trưởng phòng Thi hành án …..;
Xét đề nghị của Chấp hành viên được phân công tổ chức thi hành án,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiêu hủy vật chứng, tài sản ……
Điều 2. Chấp hành viên, Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS.….;
– Lưu: VT, HS, THA;….
TRƯỞNG PHÒNG
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định tiêu hủy vật chứng, tài sản:
– Ghi rõ ngày tháng năm ra quyết định tiêu hủy vật chứng, tài sản;
– Ghi rõ căn cứ pháp lý để ra quyết định tiêu hủy vật chứng, tài sản;
– Nêu rõ tên tài sản, vật chứng bị tiểu hủy trong quyết định;
– Phần cuối trưởng phòng quyết định tiêu hủy vật chứng, tài sản ký tên;
4. Một số quy định tiêu hủy vật chứng, tài sản:
Theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự, vật chứng được xử lý như sau: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy; Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước; Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
Tiêu hủy vật chứng và tài sản là một trong những khoản thi hành án do cơ quan Thi hành án dân sự chủ động tổ chức thi hành. Theo Điều 125 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 trong thời hạn một tháng, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu huỷ theo bản án, quyết định, trừ trường hợp pháp luật quy định phải tiêu huỷ ngay.
Tiêu hủy vật chứng; xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước được quy định cụ thể tại Tiểu mục 23 Mục 2 Phần 3 Quyết định 273/QĐ-TCTHADS năm 2017 về việc ban hành quy trình tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự, nội dung này được quy định cụ thể như sau:
– Chấp hành viên chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu hủy vật chứng; xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước. Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho, Thủ quỹ, Thư ký, Chuyên viên, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
– Nội dung công việc bao gồm:
+ Lập danh sách, đề nghị xuất kho tài sản, tang vật, gửi quyết định thi hành án, bản án của Tòa án hoặc bản án do cơ quan thi hành án dân sự sao y bản chính; dự thảo Lệnh xuất kho những tài sản bị tuyên tịch thu, tiêu hủy; trình Thủ trưởng cơ quan ký duyệt; chuyển Kế toán nghiệp vụ làm
+ Đề xuất Thủ trưởng cơ quan ký ban hành quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản; phối hợp với đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp chủ trì thực hiện tiêu hủy vật chứng.
Thời hạn thực hiện: 01 tháng kể từ ngày ra quyết định thi hành án.
+ Lập danh sách, đề nghị xuất kho tài sản, tang vật, gửi quyết định thi hành án, bản án của Tòa án hoặc bản án do cơ quan thi hành án dân sự sao y bản chính; dự thảo Lệnh xuất kho những tài sản bị tuyên tịch thu, sung công nhà nước; trình Thủ trưởng cơ quan ký duyệt; chuyển Kế toán nghiệp vụ làm
Thời hạn thực hiện: 10 ngày kể từ ngày ra quyết định thi hành án.
+ Thực hiện các công việc cần thiết khác theo quy định.
Xử lý vật chứng bằng hình thức tiêu hủy: Kiểm sát viện tiêu hủy vật chứng, tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành. Vật chứng và tài sản tịch thu được của người phạm tội thì được mang đi tiêu hủy trong các trường hợp sau: Vật chứng và tài sản thuộc diện tiêu hủy theo bản án, quyết định của Tòa án; tài sản tịch thu được mà không bán được hoặc bị hư hỏng và không còn giá trị sử dụng được quy định tại Luật Thi hành án dân sự tài sản của người phải thi hành án trong trường hợp cưỡng chế trả nhà, giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất nhưng bị hư hỏng và không còn giá trị sử dụng mà đương sự không nhận hoặc không xác định được địa chỉ.
Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án thì Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu huỷ theo bản án, quyết định của Tòa án, trừ trường hợp pháp luật quy định phải tiêu huỷ ngay. Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản được thành lập bao gồm:
+ Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng,
+ Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp là thành viên,
+ Đại diện cơ quan chuyên môn tham gia Hội đồng khi cần thiết.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản.
Sau đó trong thời hạn mười ngày mà kể từ ngày được thành lập, Hội đồng tiêu huỷ vật chứng và tài sản phải thực hiện việc tiêu hủy vật chứng, tài sản. Việc tiêu hủy vật chứng, tài sản phải được lập biên bản; biên bản phải gửi cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan tài chính cùng cấp và lưu hồ sơ thi hành án. Việc tiêu hủy các loại vật chứng, tài sản được thực hiện bằng các hình thức đốt cháy, đập vỡ hoặc hình thức phù hợp khác theo như quy định của pháp luật hiện hành về tiêu hủy các loại vật chứng, tài sản.
Cơ sở pháp lý:
–
– Luật Thi hành án hình sự;
– Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.