Thương lượng được quy định khá cụ thể trong Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước và đã trở thành cơ sở pháp lý cho các chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Khi nghiên cứu về "thương lượng" bên cạnh việc tìm hiểu các nội dung, thì các biểu mẫu cũng đáng được chú ý, trong đó có"biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường".
Mục lục bài viết
1. Biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường là gì?
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là hậu quả pháp lý bất lợi về tài sản mà Nhà nước phải gánh chịu trước người bị thiệt hại trong trường hợp công chức thi hành công vụ gây thiệt hại cho các chủ sở hữu hợp pháp khác.
Giải quyết bồi thường là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền được pháp luật trao quyền để thực hiện bao gồm tiếp nhận hồ sơ, thụ lý, xác minh thiệt hại, thương lượng để đi tới kết quả cuối cùng là bù đắp thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Thương lượng là hoạt động diễn ra giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường được diễn ra trong một khoảng thời gian, địa điểm nhất định nhằm đưa tới kết quả cuối cùng về giải quyết bồi thường.
Biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường là văn bản do người giải quyết bồi thường lập, ghi nhận các nội dung: các loại thiệt hại được bồi thường; số tiền bồi thường; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có); phương thức chi trả tiền bồi thường; các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường và xác định rõ việc thương lượng thành hoặc không thành.
Bên cạnh biên bản thương lượng là văn bản ghi nhận lại quá trình thương lượng, thì biên bản kết quả thương lượng có vai trò quan trọng hơn, bởi đây là sự ghi chép lại kết quả của cuối cùng của buổi thương lượng và đây cũng là căn cứ để phát sinh các thủ tục pháp lý liên quan. Tại sao nói như vậy là bởi vì, nếu trong trường hợp hòa giải thành, thì ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng. Còn trong trường hợp thương lượng không thành thì tức là có biên bản kết quả thương lượng không thành, người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu
Một trong những yêu cầu mà biên bản kết quả thương lượng phải đảm bảo là việc biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường, chữ ký của đại diện các cơ quan, người tham gia thương lượng bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường; người giải quyết bồi thường; đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước; đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự; Trường hợp cần thiết, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng. Quy định này dường như thể hiện rằng, tất cả các chủ thể có thẩm quyền tham gia tại buổi thương lượng đều phải ký, đóng dấu, điểm chỉ theo quy định. Biên bản được giao cho mỗi người 01 bản tại buổi thương lượng.
Phân tích một vài vấn đề về thương lượng, cần chú ý:
Thờ hạn thương lượng giải quyết bồi thường là trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày. Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn trên. Điều này chứng tỏ thương lượng không phải là hoạt động được diễn ra trong một buổi, một ngày là có thể hoàn thành mà đó là quá trình dài giữa hai bên để thống nhất được tới kết quả cuối cùng, hơn nữa trong quy định tại Khoản 7 Điều 46 cũng nêu rõ: “Việc thương lượng phải được lập thành biên bản. Trường hợp các bên tiến hành thương lượng nhiều lần thì sau mỗi lần thương lượng đều phải lập biên bản.” càng chứng minh rằng, thường lượng không chỉ diễn ra một lần.
Thương lượng gần như là quá trình giải quyết “tranh chấp” mà ở đó hai chủ thể có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, cơ quan giải quyết bồi thường tham gia thương lượng không phải là chủ thể có thẩm quyền áp đặt ý chí đối với người yêu cầu bồi thường mà là tham gia với tư cách là một bên, bình đẳng, thiện chí và dân chủ; ý kiến của bên này phải được bên kia lắng nghe và tôn trọng, kết quả cuối cùng về các thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường phải phù hợp với thực tế, với quy định của pháp luật. Đó phải là kết quả thỏa mãn được ý chí của người yêu cầu và phù hợp với lợi ích của nhà nước, cân bằng và không mang sự chệnh lệch quá mức, dẫn đến những tiền lệ xấu trong quá trình giải quyết bồi thường.
2. Mẫu biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Kết quả thương lượng việc bồi thường
Hôm nay, vào hồi…..giờ….phút ngày …./…./.., tại… …………..(1)………., trên cơ sở..….(2)…….., ……..(3)………lập biên bản kết quả thương lượng về vụ việc yêu cầu bồi thường của Ông/Bà……(4)…………, cụ thể như sau:
I.THÀNH PHẦN THAM GIA THƯƠNG LƯỢNG (5)
1.Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường:
Ông/Bà……………Chức vụ:…………….
2.Người giải quyết bồi thường
Ông/Bà……………Chức vụ:……………
3.Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
Ông/Bà…………Chức vụ:…………
Đơn vị công tác:..……………
4.Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp (nếu có)
Ông/Bà…………………Chức vụ:………….
Đơn vị công tác:..……
5.Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền (áp dụng trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự)
Ông/Bà………………Chức vụ:………….
Đơn vị công tác:..………
6.Người yêu cầu bồi thường
Họ và tên: ………..
Địa chỉ……
7.Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu bồi thường (nếu có)
Họ và tên: ………
Giấy tờ chứng minh nhân thân:……………………
8.Cá nhân, tổ chức khác (nếu có)
Họ và tên: ………………..
Giấy tờ chứng minh nhân thân:………
Địa chỉ:…………
9.Người thi hành công vụ gây thiệt hại (nếu có)
Họ và tên: …………….
Đơn vị công tác:…………..
II.KẾT QUẢ THƯƠNG LƯỢNG (6)
1.Các loại thiệt hại được bồi thường……………
2.Số tiền bồi thường…………..
3.Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp khác (nếu có)………….
4.Phương thức chi trả tiền bồi thường……………….
5.Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết bồi thường (nếu có)………….
6.Ý kiến của các thành phần tham gia thương lượng………
III.KẾT LUẬN:
……….(7)………….
Biên bản được lập thành….. bản vào hồi…..giờ…phút ngày …../…../….. và được đọc cho mọi người tham gia thương lượng cùng nghe và nhất trí cùng ký tên vào biên bản. Biên bản được giao cho mỗi người 01 bản.
Người yêu cầu bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)
Đại diện cơ quan giải quyết bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người giải quyết bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong lĩnh vực tố tụng hình sự
(nếu có)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp (nếu có)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Cá nhân, đại diện tổ chức khác
(nếu có)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người thi hành công vụ gây thiệt hại (nếu có)
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường?
(1) Trường hợp người yêu cầu bồi thường là cá nhân thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu bồi thường cư trú. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở của tổ chức đó. Trường hợp các bên thỏa thuận thì địa điểm theo sự thỏa thuận của các bên.
(2) Liệt kê các biên bản thương lượng (ghi rõ ngày, tháng, năm lập biên bản).
(3) Ghi tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(4) Ghi họ tên người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(5) Mục này ghi thành phần tham gia buổi làm việc tại thời điểm lập biên bản.
(6) Ghi nhận lại nội dung của các biên bản thương lượng.
(7) Ghi rõ kết quả thương lượng giải quyết bồi thường: thương lượng thành hoặc thương lượng không thành những nội dung nào. Kết quả cuối cùng là thương lượng thành hay thương lượng không thành.
Cơ sở pháp lý:
Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017
Thông tư 04/2018/TT-BTP về biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành