Đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cũng vậy, khi các cá nhân hay tập thể có đóng góp trong ngành kiểm sát nhân dân được ghi nhận sẽ được đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát theo quy định và theo thủ tục pháp luật quy định và Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát là một thủ tục không thể thiếu.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát là gì?
- 2 2. Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát:
1. Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát là gì?
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát là mẫu tờ trình với các nội dung và thông tin đối với viêc khen thưởng các cá nhân có thành tích trong hoạt động của viện kiểm sát nhân dân hay các trường hợp cụ thẻ khác để đề nghị ken thưởng đối với cá nhân hay tập thể đó.
Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát là mẫu tờ trình được lập ra để đề nghị về việc khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát trong các trường hợp cá nhân hay tập thể có các thành tích được ghi nhận khi công tác tại Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật. Mẫu được ban hành theo Thông tư 01/2019/TT-VKSTC.
2. Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ TRÌNH KHEN (HOẶC ĐỀ NGHỊ KHEN)
Số: /TTr-VKSND
…, ngày …tháng… năm …
TỜ TRÌNH
ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG (HOẶC PHONG TẶNG) CẤP NHÀ NƯỚC 2
Kính gửi:
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành KSND.
Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 91/2017/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số … ngày … tháng … năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Ngày… tháng… năm…, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố, Cục, Vụ, Viện, Trường) đã họp, xét đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước đối với tập thể, cá nhân của đơn vị có những thành tích xuất sắc trong công tác (từ năm… đến năm…).
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố, Cục, Vụ, Viện, Trường) kính trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xét, đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng (hoặc phong tặng danh hiệu) cho các tập thể và cá nhân như sau:
1. Danh sách tập thể đề nghị khen thưởng
Tên đơn vị được đề nghị khen thưởng3…….
2. Danh sách cá nhân đề nghị khen thưởng (hoặc phong tặng danh hiệu thi đua)
Tên và chức vụ của cá nhân được đề nghị khen thưởng4…….
Kèm theo tờ trình này Biên bản họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng VKSND tỉnh (thành phố, Cục, Vụ, Viện, Trường),
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu )
3. Hướng dẫn làm Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát:
1 Tờ trình này áp dụng cho các địa phương, đơn vị trong Ngành khi đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước: Huân chương các loại; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Cờ thi đua của Chính phủ; Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
2 Ghi rõ hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua nêu trên.
3 Không được viết tắt tên tập thể; ghi rõ hình thức, danh hiệu và mức đề nghị khen thưởng.
4 Không được viết tắt tên cá nhân, chức danh, chức vụ; ghi rõ hình thức, danh hiệu và mức đề nghị khen thưởng.
Lưu ý: Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng (hoặc công nhận danh hiệu thi đua) được sắp xếp theo trình tự: hình thức khen thưởng cao trước, thấp sau.
4. Một số quy định của pháp luật về đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát:
4.1. Các loại hình khen thưởng:
Tại Điều 22. Các loại hình khen thưởng Thông tư Số: 01/2019/TT-VKSTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành kiểm sát nhân dân quy định
1. Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hoặc có công lao đóng góp vào sự phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
Mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân do cấp trình khen thưởng căn cứ theo quy định xem xét, đánh giá, công nhận.
2. Khen thưởng theo đợt (theo chuyên đề) là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Nhà nước, Ngành hoặc cơ quan, đơn vị phát động.
3. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân đó phải đảm nhiệm.
Thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc trong lĩnh vực được khu vực hoặc thế giới ghi nhận.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong Ngành, có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng, có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của Ngành.
5. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp cho sự phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân
Theo đó, nếu các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hoặc có công lao đóng góp vào sự phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân thì các cá nhân và tỏ chức đó sẽ được khen thưởng theo các hình thức được quy định như trên đây, đây là một hình thức khuyến khích đối với các tập thể cá nhân có thành tích để tạo các điều kiện tốt nhất để phát trien ngành kiểm sát nhân dân có nhứng thành tích cao hơn và hoàn thành công việc tốt hơn. Đặc biệt hơn nữa các trường hợp tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp cho sự phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân điều này cho thấy nhà nước và pháp luật quan tâm tới sự phát triển của ngành và đan xen với các quy định về hợp tác quốc tế
4.2. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:
Tại Điều 34. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh Thông tư Số: 01/2019/TT-VKSTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành kiểm sát nhân dân quy định:
1. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Thành phần Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Viện trưởng. Số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định;
c) Ngoài Ủy viên Hội đồng là Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Chủ tịch Công đoàn, các Ủy viên khác và Thư ký Hội đồng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng:
a) Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua, công tác khen thưởng trong cơ quan;
c) Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng trong cơ quan;
d) Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
4. Bộ phận chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng hoặc Phòng Thi đua – Khen thưởng (nếu có) là thường trực của Hội đồng.
Như vậy, đối với việc đề nghị khen thưởng cấp nhà nước của Viện kiểm sát pháp luật có quy định về việc khen thưởng các cấp như thi đua – khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và hội đồng khen thưởng sẽ có các nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc khen thưởng này. Theo đó Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phát động các phong trào thi đua được phổ biến rộng rãi và tích cực hơn. Hội đồng khen thưởng các cấp cũng được quy định về thành phần theo quy định của pháp luật và thực hiện việc khen thưởng theo trình tự và thủ tục dó pháp luật quy định
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phát động các phong trào thi đua dựa trên quy định của pháp luật hiện hanh.
Cơ sở pháp lý: Thông tư Số: 01/2019/TT-VKSTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành kiểm sát nhân dân