Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu thì cơ quan có trách nhiệm xử lý theo quy định pháp luật trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định thành lập hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm là gì?
- 2 2. Mẫu số 39/QĐ-TLHĐXLTVPT: Mẫu quyết định thành lập hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm:
- 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu số 39/QĐ-TLHĐXLTVPT: Mẫu quyết định thành lập hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm:
- 4 4. Một số quy định pháp luật về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm:
1. Mẫu quyết định thành lập hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mẫu số 39/QĐ-TLHĐXLTVPT: Mẫu quyết định thành lập hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm là mẫu quyết định thành lập hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm dựa trên cơ sở tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của đối tượng vi phạm bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được. Trong mẫu quyết định phải ghi rõ thành phần hội đồng tham gia xử lý vi phạm
Mẫu số 39/QĐ-TLHĐXLTVPT: Mẫu quyết định thành lập hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm là mẫu quyết định được cơ quan có thẩm quyền lập ra để thành lập hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm dựa theo các căn cứ, quyết định có hiệu lực pháp luật về xử lý tang vật bị tịch thu của đối tượng vi phạm
2. Mẫu số 39/QĐ-TLHĐXLTVPT: Mẫu quyết định thành lập hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm:
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định thành lập hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:
Mẫu số 39/QĐ-TLHĐXLTVPT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
………. (1)
………. (2)
Số: …………/QĐ-TLHĐXLTVPT
….(3)……., ngày ……… tháng ……… năm ……..
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 82
Căn cứ Quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số……ngày……../………./……….của………(nếu có);
Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số…………… ngày…../…/…. (nếu có);
Tôi: …………
Cấp bậc, chức vụ: ………….
Đơn vị: …………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Hội đồng xử lý) bao gồm:
1.Ông/Bà:…………đại diện cơ quan:………..là Chủ tịch.
2.Ông/Bà:………..đại diện cơ quan:……….là Phó Chủ tịch.
3.Ông/Bà:………đại diện cơ quan:………..là Thư ký.
4.Ông/Bà:………..đại diện cơ quan:……….là Thành viên.
Điều 2. Hội đồng xử lý có trách nhiệm tiêu hủy đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là (5):……… trước ngày………./……../……., bao gồm (6):
STT | TÊN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN
| SỐ LƯỢNG | ĐƠN VỊ TÍNH | ĐẶC ĐIỂM, CHỦNG LOẠI, SỐ HIỆU, NHÃN HIỆU, KÝ HIỆU, SỐ ĐĂNG KÝ (NẾU CÓ), XUẤT XỨ (NẾU CÓ), TÌNH TRẠNG | GHI CHÚ |
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Ông, Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1 (để thực hiện);
– Lưu: Hồ sơ.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 39/QĐ-TLHĐXLTVPT: Mẫu quyết định thành lập hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm:
(1) Tên cơ quan chủ quản;
(2) Tên đơn vị ra quyết định tiêu huỷ;
(3) Ghi rõ địa danh hành chính;
(4) Ghi rõ tên gọi của Quyết định xử phạt;
(5) Ghi rõ “Văn hoá phẩm độc hại”, “Hàng giả không có giá trị sử dụng”, “Vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng”, “Tang vật, phương tiện bị tịch thu không còn giá trị sử dụng”;
(6) Trường hợp tiêu huỷ nhiều tang vật , phương tiện vi phạm hành chính thì phải lập bảng thống kê riêng kèm theo Quyết định này
4. Một số quy định pháp luật về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm:
Tại Điểm e Khoản 1 Điều 82
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Theo đó, tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn khi xử lý vi phạm hành chính được quy định thuộc các trường hợp tại Điều 125
– Áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
– Áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
– Áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Tại khoản 3 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền phải xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quá thời hạn này mà không thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Như vậy, đối với thời hạn xử lý tang vật là vé số kiến thiết tối đa là 30 ngày kể từ ngày có quyết định định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc xử lý tang vật như sau:
– Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được xử lý như sau:
+ Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
+ Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;
+ Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng;
+ Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 82 thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
+ Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
– Thủ tục xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được thực hiện như sau:
+ Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì cơ quan quyết định tịch thu lập biên bản nộp, chuyển giao tang vật, phương tiện. Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá khi làm thủ tục chuyển giao được xác định theo Điều 60 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Trường hợp giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được xác định có sự thay đổi tại thời điểm chuyển giao thì cơ quan ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quyết định thành lập hội đồng để định giá tài sản trước khi làm thủ tục chuyển giao. Thành phần Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính luật không có quy định gồm những ai và khi xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền không cần gọi người bị thu giữ tang vật đến để ký vào biên bản xử lý.