Để giao lưu học hỏi và phát triển tôn giáo thì các cơ sở tôn giáo sẽ có các hoạt động cho các thành viên đi tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài. Vậy mẫu đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài có nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu B33: Mẫu đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài là gì, mục đích của mẫu đề nghị?
- 2 2. Mẫu B33: Mẫu đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài:
- 4 4. Những quy định liên quan đến đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài:
1. Mẫu B33: Mẫu đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài là gì, mục đích của mẫu đề nghị?
Theo Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 thì Tôn giáo được hiểu là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Tôn giáo có mặt hầu hết trên lãnh thổ nước ta với các tôn giáo khác nhau.
Cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật bao gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo. Mỗi tôn giáo có các cơ sở tôn giáo khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của tôn giáo đó.
Người đại diện của cơ sở tôn giáo là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo tập trung, hoạt động tôn giáo của nhóm người hoặc tổ chức mà mình đại diện. Người đại diện được các thành viên tôn giáo cử ra và người này sẽ chịu các trách nhiệm trong phạm vi của người đại diện.
Mẫu đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài là văn bản do người đại diện cơ sở tôn giáo lập ra và gửi cho ban tôn giáo chính phủ với nội dung bao gồm thông tin của người đại diện, thông tin của cơ sở tôn giáo, nội dung đề nghị về việc tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài.
Mẫu đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài: khi cơ sở tôn giáo muốn đề xuất cho một thành viên của cơ sở đi tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài thì người đại diện cho cơ sở tôn giáo sẽ thực hiện mẫu đề nghị này nhằm mục đề nghị lên ban tôn giáo quốc gia về việc phê duyệt cho các thành viên được tham gia khóa đào tạo tôn giáo nước ngoài.
2. Mẫu B33: Mẫu đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài:
Mẫu B33
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………(1), ngày……tháng……năm……
ĐỀ NGHỊ VỀ VIỆC THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO TÔN GIÁO Ở NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Ban Tôn giáo Chính phủ.
Người đại diện:
Họ và tên: ………Năm sinh………
Tên gọi trong tôn giáo (nếu có)………
Giấy CMND số:……….Ngày cấp:………..Nơi cấp:…………
Chức vụ, phẩm trật (nếu có): ………
Tên tổ chức tôn giáo: ………
Tên giao dịch quốc tế:…..…
Địa chỉ: ….…
Đề nghị về việc tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài với nội dung sau:
Họ và tên: ………Năm sinh……….
Tên gọi trong tôn giáo (nếu có)……
Số giấy CMND:………Ngày cấp:……….Nơi cấp:………….
Chức vụ, phẩm trật (nếu có): ………
Mục đích đào tạo:……
Chương trình đào tạo:………
Thời gian đào tạo: ………
Nơi đào tạo: ……
Kèm theo đề nghị gồm: văn bản chấp thuận đào tạo của tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài; văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo quản lý trực tiếp.
TM. TỔ CHỨC TÔN GIÁO
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài:
Người soạn thảo mẫu đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu kiến nghị chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu đề nghị, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc giữa trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu kiến nghị, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là mẫu đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài;
Phần kính gửi là phần quan trọng của mẫu đề nghị: mẫu đề nghị cần có chủ thể gửi và chủ thể nhận, ở phần này ghi Ban tôn giáo chính phủ;
Về nội dung mẫu đề nghị: thông tin của bên đề nghị và nội dung đề nghị;
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
(1) Địa danh nơi có trụ sở chính của tổ chức tôn giáo.
4. Những quy định liên quan đến đề nghị tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài:
Theo quy định của Luật tín ngưỡng tôn giáo có thể hiểu hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài là một hoạt động tôn giáo, trong đó hoạt động này có ít nhất một bên tham gia là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài hoặc việc xác lập, thay đổi, chấm dứt hoạt động xảy ra tại nước ngoài.
Hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài được Luật tín ngưỡng tôn giáo là một trong những nội dung được quan tâm xây dựng do vai trò của tôn giáo là đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội.
Theo Điều 50 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 thì việc tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
-Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ có quyền được tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài nhằm nâng cao các kiến thức về tôn giáo, tham gia các hoạt động của các cơ sở tôn giáo với nhau thì sẽ phải có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
– Hồ sơ đề nghị tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài bao gồm các tài liệu sau đây:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức, mục đích, chương trình, thời gian, địa điểm hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài;
+ Giấy mời hoặc văn bản chấp thuận tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo của tổ chức tôn giáo ở nước ngoài.
Hồ sơ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài phải đầy đủ các giấy tờ quy định mới được xem là hợp lệ và được nhận hồ sơ để tiến hành xem xét. Trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ sẽ được coi là không hợp lệ và không có đủ các điều kiện để xem xét hồ sơ.
Phương thức trả lời hồ sơ: Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương là cơ quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Thời hạn trả lời hồ sơ: hồ sơ phải được cơ quan có thẩm quyền trả lời trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý đối với trường hợp không chấp thuận hồ sơ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền phải nêu rõ lý do không chấp thuận bằng văn bản.
Như vậy, cơ sở tôn giáo luôn được pháp luật quan tam và tạo các điều kiện để phát triển cũng như hoạt động. Trong quá trình hội nhập giữa các nước, tôn giáo cũng như các tổ chức khác được mở rộng và có mối liên hệ giữa các cơ sở tôn giáo với nhau giữa các nước, vì thế kéo theo nhu cầu giao lưu và học hỏi, mở rộng các hoạt động tôn giáo với nhau giữa các nước.
Pháp luật cũng cho phép các cơ sở tôn giáo của các tôn giáo được tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích của các cơ sở và tín đồ tôn giáo trên cơ sở tuân thủ những quy định của pháp luật. Do đó khi muốn tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài thì các cơ sở tôn giáo phải