Pháp luật quy định rất rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp thi hành án hình sự đối với Bản án, Quyết định của Tòa án. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền có quyền thực hiện việc trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự là gì?
- 2 2. Mẫu số 39/TH: Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự:
- 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu số 39/TH: Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự:
- 4 4. Một số quy định pháp luật liên quan:
1. Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự là gì?
Trong luật thi hành án không quy định về khái niệm thi hành án hình sự, chúng ta có thể dựa trên thuật ngữ luật học để hiểu thì thi hành án được hiểu là thực hiện bản án, quyết định của
Mẫu số 39/TH: Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự là mẫu quyết định của cơ quan có thẩm quyền quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự đối với cơ quan được phân công tiến hành kiểm sát. Trong mẫu quyết định nêu rõ căn cứ để thực hiện việc kiểm sát về biện pháp thi hành án, thông tin về nội dung kiểm tra và đoàn tham gia kiểm tra.
Mẫu số 39/TH: Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự là mẫu quyết định được lập ra bởi cơ quan có thẩm quyền quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự dựa trên các căn cứ, nội dung tham gia kiểm sát. Mẫu được ban hành theo Quyết đinh 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2. Mẫu số 39/TH: Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự:
Nội dung cơ bản của mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự như sau:
Mẫu số 39/TH
Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT….
VIỆN KIỂM SÁT …..
Số: ……../QĐ-VKS…-…
……., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự
tại ..……
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT..……….
Căn cứ Điều 25 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ Điều 141 Luật Thi hành án hình sự;
Xét thấy:…………..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự tại……………. theo các nội dung:
(1)…………;
(2)…………;
(3) ………..;
Thời gian tiến hành kiểm sát từ ngày…tháng……năm….đến ngày….. tháng…. năm…
Điều 2. Phân công các ông (bà) có tên dưới đây tiến hành cuộc kiểm sát:
(1) Ông (Bà)……….; Chức vụ/chức danh:……..……Trưởng đoàn;
(2) Ông (Bà): ……….; Chức vụ/chức danh:……..……Thành viên;
(3) ………
Điều 3. Yêu cầu (Thủ trưởng đơn vị được kiểm sát) ………..báo cáo bằng văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để cuộc kiểm sát đạt kết quả./.
Nơi nhận:
– Đơn vị được kiểm sát (để thực hiện);
– VKS ……1……. (để báo cáo);
– Cơ quan quản lý đơn vị được kiểm sát (để biết);
– Thành viên Đoàn kiểm sát (để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 39/TH: Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự:
– Tên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu quyết định: Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự
– Nội dung quyết định
– Ký xác nhận quyết định
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
4.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc thi hành án hình sự:
Căn cứ vào Luật Tổ chức Viện kiểm sát năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc thi hành án hình sự như sau:
– Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án hình sự.
– Khi kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự; yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và
+ Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ thi hành án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương;
+ Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;
+ Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách;
+ Kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thi hành án hình sự;
+ Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chấm dứt, khắc phục vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự; xử lý nghiêm minh người vi phạm;
+ Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
Theo đó đối với việc kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng quyết định áp dụng biện pháp tư pháp như sau:
– Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bao gồm:
+ Quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
+ Bản án, quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
– Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp phải ghi rõ tên cơ quan, họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành biện pháp tư pháp; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, cơ quan ra quyết định phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
+ Người chấp hành biện pháp tư pháp, người đại diện của người đó;
+ Viện kiểm sát cùng cấp trong trường hợp Tòa án ra quyết định;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành biện pháp tư pháp cư trú;
+ Cơ sở chữa bệnh tâm thần trong trường hợp bắt buộc chữa bệnh;
+ Cơ quan đề nghị Tòa án, Viện kiểm sát áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giao nhiệm vụ bắt buộc chữa bệnh tâm thần có nhiệm vụ thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh; Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
4.2. Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng:
Cơ quan có thẩm quyền thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được quy định tại Luật thi hành án hình sự như sau:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra bản án, quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, Tòa án phải gửi bản án, quyết định cho người đó, người đại diện của người đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người dưới 18 tuổi cư trú.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người dưới 18 tuổi cư trú phải báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để ra quyết định đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ và bàn giao người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ bao gồm:
+ Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
+ Quyết định đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Danh bản;
+ Tài liệu khác có liên quan.
– Khi tiếp nhận người phải chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (sau đây gọi là học sinh), Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải kiểm tra hồ sơ và lập biên bản giao nhận, tổ chức khám sức khỏe cho học sinh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận học sinh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải thông báo việc đã tiếp nhận học sinh cho người đại diện của người đó.
Chi phí tổ chức thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng do ngân sách nhà nước cấp. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng dự toán ngân sách hằng năm chi cho việc thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan mình để Bộ Công an gửi Bộ Tài chính xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Trường giáo dưỡng được tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất của Ủy ban nhân dân địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài để tổ chức dạy văn hóa, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề, mua sắm đồ dùng học tập và sinh hoạt cho học sinh.
Như vậy, trực tiếp kiểm sát đột xuất việc thi hành án hình sự được cơ quan áp dụng thi hành Bản án, quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với cơ quan thi hành án hình sự. Theo đó, cơ quan thi hành án vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.