Trong quá trình tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì đối với việc tiến hành các biện pháp điều tra thì cơ quan điều tra cần phải thực hiện thông bào về việc này cho những người trong vụ án được biết về việc tiến hành các biện pháp điều tra này. Vậy mẫu thông báo về việc tiến hành các biện pháp điều tra có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo về việc tiến hành các biện pháp điều tra là gì?
– Đối chất được quy định dưới góc độ pháp lý là biện pháp điều tra được áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người tham gia tố tụng hình sự. Căn cứ theo như quy định tại khoản 1, Điều 166, Bộ luật tố tụng hình sự, đối chất chỉ có thể được tiến hành giữa những người có tư cách là người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự được khởi tố và đồng thời đối chất phải là những người đã có lời khai về các tình tiết của vụ án cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được tiến hành trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực âm thanh, hình ảnh, điện tử viễn thông, trình độ của chuyên viên công nghệ thông tin… Mẫu thông báo về việc tiến hành các biện pháp điều tra là mẫu thông báo được cơ quan có thẩm quyền lập ra để thông báo về việc tiến hành các biện pháp điều tra.
Mẫu thông báo về việc tiến hành các biện pháp điều tra được cơ quan có thẩm quyền lập ra để thông báo về việc tiến hành các biện pháp điều tra. Mẫu thông báo là cơ sở để thông báo cho mọi người liên quan được biết về việc tiến hành các biện pháp điều tra. Mẫu thông báo có nội dung nêu rõ lý do về việc tiến hành các biện pháp điều tra. Mẫu thông báo được ban hành kèm theo Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Mẫu thông báo về việc tiến hành các biện pháp điều tra và hướng dẫn soạn thảo:
2.1. Mẫu thông báo về việc tiến hành các biện pháp điều tra:
Mẫu thông báo về việc tiến hành các biện pháp điều tra theo mẫu số 201, ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA:
………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | |
Số: ………. /TB- … | ……., ngày ……. tháng …….. năm….. |
THÔNG BÁO
Về việc tiến hành (1)……………..
Kính gửi: ……………..
Cơ quan ………………
đang tiến hành giải quyết vụ việc/điều tra vụ án ………..
theo Quyết định phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra giải quyết nguồn tin về tội phạm/khởi tố vụ án hình sự số:……. ngày… tháng ……… năm……….
Căn cứ Điều 147, khoản …….. Điều ………….. (2) Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan………………… tiến hành (1)……đối với:……
Thời gian:……..
Địa điểm:……
Cơ quan…….
thông báo cho Viện kiểm sát ………………
biết để cử Kiểm sát viên tham gia và kiểm sát việc(1) ……………
Nơi nhận: – Như trên; – ……….; – …...; – Hồ sơ 02 bản.
| ………….
|
2.2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc tiến hành các biện pháp điều tra:
(1) Ghi rõ: Hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, khám xét, khám nghiệm hiện trường hoặc khám nghiệm tử thi; thực nghiệm điều tra
(2) Ghi rõ một trong các căn cứ: Khoản 1 Điều 183, khoản 1 Điều 189, khoản 1 Điều 190, khoản 1 Điều 191, khoản 3 Điều 193, Điều 147, khoản 2 Điều 201, khoản 1 Điều 202, khoản 2 Điều 204 BLTTHS.
3. Một số quy định về việc tiến hành các biện pháp điều tra:
3.1. Điều kiện tiến hành đối chất:
Trước khi tìm hiểu về điều kiện tiến hành đối chất thì cũng ta cũng nên tìm hiểu về khái niệm đối chất là gì? Vậy theo nhưu quy định của
Từ khía niệm về đối chất đã được nêu ra ở trên thì có thể hiểu điều kiện tiến hành đối chất thì việc đầu tiên là việc mà Kiểm sát viên cần đảm bảo điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự là “đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn” để xác định điều kiện để thực hiện hoạt động đối chất; mặc dù Khoản 4 Điều 52 Quy chế 111 quy định khi đã yêu cầu đối chất mà Điều tra viên không thực hiện hoặc kết quả đối chất chưa rõ hoặc sau khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát đã nhận hồ sơ vụ án, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng hoặc trường hợp cần thiết thì Kiểm sát viên tiến hành đối chất.
3.2. Sự có mặt của Điều tra viên khi đối chất:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không quy định Điều tra viên phải có mặt trong buổi đối chất do Kiểm sát viên tiến hành trong giai đoạn truy tố. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 246 Bộ luật Tố tụng hình sự mà thấy cần phối hợp với Cơ quan điều tra thì chậm nhất 24 giờ trước khi tiến hành một số hoạt động điều tra, trong trường hợp Điều tra viên vắng mặt thì chậm nhất 02 giờ trước khi Kiểm sát viên tiến hành một số hoạt động điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên biết.
Tuy nhiên, từ thực tiễn giải quyết vụ án hình sự cho thấy, trước khi tiến hành hoạt động đối chất, ghi lời khai bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nên khi có sự phối hợp với Điều tra viên, Kiểm sát viên có thể nắm bắt thông tin, tâm lý, thái độ khai báo của người tham gia đối chất.
3.3. Kiểm sát viên cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi tiến hành đối chất:
Nhằm xác định chính xác các mâu thuẫn, nguyên nhân của những mâu thuẫn đó để có hướng giải quyết; lựa chọn các chứng cứ, tài liệu cần sử dụng khi đối chất; nghiên cứu đặc điểm tâm lý của những người tham gia đối chất …
Thực tiễn cho thấy, cách đặt câu hỏi, định hướng người nào trả lời câu hỏi đối chất trước, người nào trả lời câu hỏi sau, việc đưa ra các tài liệu chứng cứ để đấu tranh là rất quan trọng, ngăn ngừa nguy cơ các bị can thông cung, thay đổi lời khai gây khó khăn cho quá trình truy tố. Tuy nhiên, khi đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên cần xây dựng kế hoạch đối chất cụ thể, rõ ràng, chuẩn bị các phương tiện để trình chiếu nếu chứng cứ là file ghi âm, hình ảnh thu giữ được từ camera tại hiện trường …
3.4. Về trình tự tiến hành đối chất:
Cần thực hiện đúng theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự.
– Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.
– Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản. Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ. Do đó, trường hợp tiến hành đối chất trong nhà tạm giữ cần mời Cán bộ quản giáo chứng kiến. Nhằm đảm bảo tính khách quan, đồng thời cán bộ quản giáo sẽ có sự quan sát tránh việc bị can có cử chỉ, ánh mắt đe dọa người tham gia đối chất khi Kiểm sát viên ghi biên bản.
Việc ghi biên bản đối chất được thực hiện theo đúng mẫu số 127 ban hành kèm theo quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao. Biên bản đối chất phải được đưa vào hồ sơ vụ án, hồ sơ kiểm sát theo quy định.
Khi tiến hành đối chất tại Nhà tạm giữ thì Kiểm sát viên nên thực hiện việc ghi âm, ghi hình. Khi ghi biên bản đối chất, Kiểm sát viên không nên vừa đặt câu hỏi vừa ghi biên bản mà nên đặt cho người tham gia tố tụng lần lượt trả lời hết các câu hỏi, sau đó đưa ra các tài liệu chứng cứ Kiểm sát viên đã chuẩn bị để đấu tranh, khi làm rõ các vấn đề Kiểm sát viên mới chốt lại từng câu hỏi để ghi vào biên bản. Điều này sẽ giúp biên bản có tính tổng hợp cao, thứ hai việc đặt câu hỏi liên tục sẽ không tạo khoảng trống về thời gian để bị can, người tham gia đối chất suy nghĩ tìm cách đối phó, khai báo gian dối.
Sau khi đối chất, Kiểm sát viên cần nghiên cứu đánh giá biên bản đối chất đã giải quyết được những vấn đề gì, đánh giá tổng hợp với những chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án để báo cáo đề nghị truy tố hoặc báo cáo Lãnh đạo viện tiếp tục các hoạt động tiếp theo nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ quyết định việc truy tố.
Cơ sở pháp lý:
–
– Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.