Quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với các lý do như có căn cứ xác định bản án hay quyết định có sai sót, hay có những căn cứ do pháp luật quy định thì có thể tiến hành theo các thủ tục để quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và kèm theo Mẫu quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì, Mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
- 4 4. Căn cứ để tòa cấp trên hủy bản án dân sự của Tòa cấp dưới:
- 4.1 4.1. Vi phạm trong việc giải quyết không hết hoặc giải quyết ngoài phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự:
- 4.2 4.2. Tòa án thụ lý giải quyết vụ án khi đương sự chưa có đủ điều kiện khởi kiện:
- 4.3 4.3 Vi phạm trong việc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng; không đưa đầy đủ những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng:
- 4.4 4.4. Vi phạm trong việc xác minh, thu thập chứng cứ; đánh giá chứng cứ:
- 5 5. Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
1. Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì, Mục đích của mẫu đơn?
Bản án dân sự sơ thẩm là văn bản tố tụng do hội đồng xét xử sơ thẩm lập, thể hiện quyết định của toà án về xét xử vụ án dân sự lần đầu. Bản án dân sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc toà án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Đặc điểm của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại.
Hủy bản án, quyết định của tòa án là việc Toà án có thẩm quyển ra quyết định bằng văn bản nhằm chấm dứt hiệu lực thi hành đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án cấp dưới khi phát hiện bản án, quyết định đó có sai sót
Quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là mẫu với các nội dung và thông tin đối với việc huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi khi phát hiện bản án, quyết định đó có sai sót theo quy định của pháp luật
2. Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________
…., ngày…… tháng …… năm…
TÒA ÁN NHÂN DÂN…….(1)
___________
Số:…../…../QĐ-PT
QUYẾT ĐỊNH
HUỶ BẢN ÁN SƠ THẨM VÀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN…………….(2)
Với Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ toạ phiên toà: Ông (Bà)
Các Thẩm phán: Ông (Bà)
Ông (Bà)
Sau khi xét xử sơ thẩm, bản án dân sự sơ thẩm số:…/…/…-ST ngày… tháng…. năm…. của Tòa án……..…………. bị kháng cáo, kháng nghị như sau:
a. Ngày…. tháng….. năm………., (3)
b. Ngày…. tháng….. năm……….,
XÉT THẤY:
Ngày… tháng…năm…(hoặc tại phiên toà phúc thẩm), nguyên đơn là:
có văn bản (hoặc có ý kiến) xin được rút đơn khởi kiện.
Ngày…tháng…năm…(hoặc tại phiên toà phúc thẩm), bị đơn là:
có văn bản (hoặc có ý kiến) đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và việc bị đơn đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn là hoàn toàn tự nguyện, không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Căn cứ vào Điều 299 và Điều 311 của Bộ luật tố tụng dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy bản án dân sự sơ thẩm số:…/…./…-ST ngày…. tháng…. năm…. của
Nguyên đơn:
Địa chỉ:
Bị đơn:
Địa chỉ:
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có):
Địa chỉ:
2.(4)
Nơi nhận:
– Ghi theo quy định tại Điều 315 của Bộ luật
tố tụng dân sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 71-DS:
(1) và (2) Ghi tên Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao ở đâu (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(3) Ghi ngày, tháng, năm kháng cáo, tư cách đương sự trong tố tụng và họ tên của người kháng cáo, nếu đương sự kháng cáo là cá nhân; nếu đương sự kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó; nếu người kháng cáo là người được đương sự uỷ quyền, thì ghi họ tên của người được uỷ quyền và ghi rõ đại diện theo uỷ quyền của ai theo giấy uỷ quyền ngày…. tháng…..năm…. nào (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn là Công ty TNHH B, theo giấy uỷ quyền số 01/2017/UQ ngày 10 tháng 3 năm 2017); nội dung kháng cáo. Nếu Viện kiểm sát kháng nghị thì ghi số, ngày, tháng, năm kháng nghị, tên Viện kiểm sát kháng nghị và nội dung kháng nghị. Nếu có cả kháng cáo, cả kháng nghị, thì ghi cả hai.
(4) Quyết định về việc chịu án phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự.
4. Căn cứ để tòa cấp trên hủy bản án dân sự của Tòa cấp dưới:
4.1. Vi phạm trong việc giải quyết không hết hoặc giải quyết ngoài phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự:
Tại Điều 5
Ví dụ: Trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất các đương sự không ai yêu cầu đề nghị Tòa án tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vô hiệu nhưng Tòa án sơ thẩm lại giải quyết tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô yêu và giải quyết cả hậu quả của hợp đồng vô hiệu là giải quyết ngoài phạm vi yêu cầu khởi kiện của đương sự theo quy định
4.2. Tòa án thụ lý giải quyết vụ án khi đương sự chưa có đủ điều kiện khởi kiện:
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192
4.3 Vi phạm trong việc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng; không đưa đầy đủ những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng:
Tại Chương VI Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về người tham gia tố tụng, mà trong đó quy định rõ về nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; quyền và nghĩa vụ của đương sự. bên cạnh đó thực tế vẫn còn nhiều trường hợp có sai sót trong việc xác định tư cách đương sự và không đưa đầy đủ những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng. Trong thời điểm có vụ án Tòa án đã xác định sai tư cách tham gia tố tụng của đương sự dẫn đến bị hủy án
4.4. Vi phạm trong việc xác minh, thu thập chứng cứ; đánh giá chứng cứ:
Tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: đối với các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; Đối chất giữa các đương sự với nhau; Trưng cầu giám định; Định giá tài sản; Xem xét, thẩm định tại chỗ…
Việc thu thập tài liệu, và các chứng cứ phải được thự hiện theo đúng trình tự thủ tục do Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định nếu không thì tài liệu thu thập đó không có giá trị pháp lý.