Kiểm sát thực thi pháp luật là một trong những nhiệm vụ chính của Viện Kiểm sát. Và trong thi hành án hình sự cũng vậy, Viện Kiểm sát sẽ tiến hành kiểm sát việc thực thi pháp luật tại các nơi thi hành án. Khi quyết định trực tiếp kiểm sát thi hành án, thì Viện Kiểm sát sẽ ra Quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án.
Mục lục bài viết
1. Kiểm sát việc thi hành án hình sự là gì?
Thi hành án hình sự là những hoạt động tố tụng hình sự cuối cùng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đó chính là việc đưa các bản án, quyết định hình sự của
Viện Kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định trong Hiến pháp và Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, chức năng này được hiện thực qua việc thực hiện các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát trong các lĩnh vực, các giai đoạn tố tụng cụ thể.
Theo từ điển tiếng Việt, “kiểm sát” được hiểu là “kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Nhà nước”. Viện kiểm sát tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự,… Kiểm sát Thi hành án là một trong những công tác để thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân. Hoạt động kiểm sát thi hành án có tác dụng thúc đẩy công tác thi hành án, hạn chế những vi phạm và góp phần bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án.
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật là một hoạt động quản lý, nhằm thúc đẩy một công việc đạt tới mục đích, có hiệu quả, không chệch hướng. Hoạt động kiểm sát của Viện Kiểm sát cũng như vậy, mục đích của việc kiểm sát đó chính là hướng tới làm cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất, kịp thời, công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện Kiểm sát trong hoạt động thi hành án nằm trong khuôn khổ.
Viện Kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động thi hành án hình sự do Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thi hành án hình sự.
2. Quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã là gì?
Tại Khoản 2 Điều 167. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định như sau:
“2. Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ thi hành án hình sự của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự.”
Mặc khác, trong số các cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự có Ủy ban nhân dân cấp xã (Điểm b, Khoản 3 Điều 11 Luật Thi hành án hình sự năm 2019)
Như vậy, Viện Kiểm sát có quyền trực tiếp kiểm sát việc thi hành án tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi quyết định thực hiện việc giám sát trực tiếp, thì Viện Kiểm sát sẽ tiến hành thực hiện ra Quyết định trực tiếp kiểm sát thi hành án. Vậy Quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã mẫu 49/TH chính là Quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã do Viện Kiểm sát ban hành khi quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã được giao thực hiện một số hoạt động thi hành án hình sự.
Quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã mẫu 49/TH được dùng để thể hiện quyết định của Viện Kiểm sát về việc trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thông thường là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị kết án cư trú.
Phạm vi của việc kiểm sát ở đây bắt đầu từ khi bản án, quyết định về hình sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật và kết thúc khi người bị kết án được xóa án tích.
Tại Khoản 1 Điều 19 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án hình sự như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân; quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế.”
Như vậy, khi thực hiện kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Viện Kiểm sát sẽ trực tiếp kiểm tra việc tuân thủ pháp luật khi thực hiện các nhiệm vụ trên của Viện Kiểm sát. Ví dụ như trong hoạt động quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù, thì Viện Kiểm sát kiểm sát việc lập hồ sơ quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù, về hoạt động quản lý, theo dõi người được hoãn chấp hành án phạt tù; kiểm sát về hoạt động báo cáo của Ủy ban nhân cấp xã với cơ quan thi hành án hình sự,…
Hay về hoạt động thi hành quyết định thi hành án treo, thì Viện Kiểm sát cũng thực hiện kiểm sát về hoạt động lập hồ sơ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; kiểm sát thực thi quyền và nghĩa vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã trong giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, hoạt động bàn giao hồ sơ cho cơ quan thi hành án hình sự,…
3. Mẫu Quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã mẫu 49/TH và soạn thảo Quyết định:
Quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã mẫu 49/TH được quy định trong Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Viên trưởng Viện Kiểm sát Ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự. Mẫu Quyết định như sau:
Mẫu số 49/TH
Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC
ngày 26 tháng 01 năm 2018
VIỆN KIỂM SÁT………………[1]
VIỆN KIỂM SÁT …………..[2]
Số: ……../QĐ-VKS…-…[3]
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày …….. tháng…….năm 20……..
QUYẾT ĐỊNH
Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại
Ủy ban nhân dân ……..[4] …..
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……..[2]…….
Căn cứ Điều 25 và Điều 26 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ Điều 141 Luật Thi hành án hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân….[4]….
Thời gian tiến hành kiểm sát từ ngày……tháng……năm……đến ngày…. tháng…. năm……..
Thời điểm kiểm sát từ ngày…. tháng…. năm…. đến ngày…. tháng…. năm…
Điều 2. Phân công các ông (bà) có tên dưới đây tiến hành cuộc kiểm sát:
(1) Ông (Bà):…….; Chức vụ/chức danh:……Trưởng đoàn;
(2) Ông (Bà): …….; Chức vụ/chức danh:….……Thành viên;
(3) ……
Điều 3. Yêu cầu đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân……[4] ……báo cáo bằng văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để cuộc kiểm sát đạt kết quả.
(Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch trực tiếp kiểm sát)./.
Nơi nhận:
– UBND ……[4]… (để thực hiện);
– VKS ……[1]…….. (để báo cáo);
– UBND cấp huyện (để chỉ đạo);
– Thành viên Đoàn kiểm sát (để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG[5]
(Ký tên, đóng dấu)
* Soạn thảo Quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã mẫu 49/TH
Quyết định trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân cấp xã mẫu 49/TH được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn soạn thảo như sau:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên Ủy ban nhân dân cấp xã được kiểm sát
[5] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
* Cơ sở pháp lý
–
– Luật Thi hành án hình sự năm 2019;
– Quyết định số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Viên trưởng Viện Kiểm sát Ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự