Khiếu nại, tố cáo là phương thức để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ chế độ thượng tôn pháp luật. Pháp luật tố tụng hình sự quy định rất rõ về hoạt động tố cáo và đặc biệt là giải quyết tố cáo.
Mục lục bài viết
1. Quyết định giải quyết tố cáo là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, tố cáo là báo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó, như tố cáo kể gian, tố cáo một vụ tham nhũng. Tố cáo còn được hiểu là vạch trần hành động xấu xa hoặc tội ác cho mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn.
Tố cáo trong tố tụng hình sự là một loại tố cáo tư pháp và được hiểu là việc cá nhận báo cho Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền biết về hành vi của người tiến hành tố tụng hình sự mà họ cho rằng vi phạm pháp luật đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức, cộng đồng hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Tố cáo trong tố tụng hình sự có các đặc điểm sau:
Một là, mục đích của tố cáo không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội và của tập thể, của cá nhân khác, nhằm kịp thời trừng trị, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, của tập thể, của cá nhân.
Hai là, chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ có thể là công dân, quy định này nhằm cá hể hóa trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố tình tố cáo sau sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ba là, đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nào gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Bốn là, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo là Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng của người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự là quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng hình sự quy định tiến hành xem xét, xác minh, ban hành văn bản kết luận về các nội dung tố cáo của cá nhân.
Quyết định giải quyết tố cáo là văn bản do cơ quan tiến hành tố tụng ban hành ghi nhận kết quả xác minh, kiểm tra đơn tố cáo và kết luận về các nội dung đã tố cáo.
Quyết định giải quyết tố cáo thể hiện sự quan tâm, lo lắng của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với phán ảnh của cá nhân. Giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, thông qua giải quyết tố cáo một mặt để đáp ứng nguyện vọng của người tố cáo, mặt khác cũng nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện công vụ của cán bộ mình quản lý. Quyết định giải quyết tố cáo là kết quả của quá trình giải quyết tố cáo, là sự thể hiện về hình thức đảm bảo ý nghĩa của giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự.
Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
Giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự mang những đặc điểm sau:
Giải quyết tố cáo là nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn và được tiến hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng hình sự quy định. Do tố cáo là việc cá nhân báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của người tiến hành tố tụng.
Vì vậy, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải thực hiện hoạt động để kiểm tra, xác minh xem có hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng hay không. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì người giải quyết tố cáo có quyền áo dụng biện pháp khẩn cấp để kịp thời ngăn chặn các thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. kết thúc quá trình giải quyết tố cá, người giải quyết tố cáo phải ban hành văn bản kết luận tố cáo là đúng, đúng một phần hay tố cáo sai và đưa ra phương hướng xử lý phù hợp.
Đối tượng của tố cáo trong tố tụng hình sự là hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Vì thế quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo phải tập trung xem xét đánh giá, kết luận về hành vi của người tiến hành tố tụng có đúng quy định của pháp luật hay không, có gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân hay không.
Kết quả giải quyết tố cáo phải được thể hiện bằng văn bản trong đó phải kết luận rõ tố cáo là đúng hay sai hay đúng một phần.
2. Mẫu quyết định giải quyết tố cáo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………(1)……………….
…………..(2)……………………
Số:…..(3)……..
……(4)……., ngày ……….. tháng ……… năm……………
QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Cơ quan ….(5)………
nhận đơn tố cáo của ông/bà: (6)
Họ tên: …… Giới tính:…….
Tên gọi khác: ……
Sinh ngày ………… tháng ……….. năm ……. tại:………
Quốc tịch: ……; Dân tộc: …… Tôn giáo:…….
Nghề nghiệp: ………Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:….cấp ngày………… tháng ………… năm …… Nơi cấp: …….
Nơi cư trú: …..
Nội dung tố cáo: ……..(7)………..
Cơ quan ……..
đã tiến hành kiểm tra, xác minh đơn tố cáo trên.
Kết quả kiểm tra, xác minh đơn tố cáo trên như sau:
…..(8)………….
Căn cứ Điều 481, Điều 482 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Giải quyết tố cáo trên như sau:………(9)………….
Quyết định này được
Nơi nhận:
– VKS ……
– Người tố cáo, người bị tố cáo;
– Cơ quan, cá nhân có liên quan;
– Hồ sơ 02 bản.
…….(10)………………
3. Hướng dẫn mẫu quyết định giải quyết tố cáo:
(1) Ghi tên đơn vị chủ quản
(2) Ghi tên đơn vị ra quyết định
Thẩm quyền giải quyết tố cáo hay xác định tên cơ quan đơn vị ở đây, được ghi nhận tại Điều 481 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể:
Về nguyên tắc: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp đặc biệt:
Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết.
Tố cáo hành vi tố tụng của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
(3) Ghi số, ký hiệu văn bản
(4) Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm ban hành quyết định
(5) Ghi tên cơ quan giải quyết tố cáo (cũng là cơ quan ban hành quyết định)
(6) Ghi các thông tin của người tố cáo bao gồm: họ và tên; giới tính; ngày sinh, quốc tịch, số chứng minh nhân dân,…
(7) Nội dung tố cáo có thể là quyết định hoặc hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
(8) Ghi đầy đủ nội dung kết quả kiểm tra, xác minh gắn liền với nội dung tố cáo.
(9) Căn cứ và kết quả kiểm tra, xác minh để đưa ra quyết định cuối cùng, nội dung có thể trình bày thành các điều, khoản.
(10) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định ký và ghi rõ họ tên, sử dụng dấu của đơn vị để đóng dấu.
Cơ sở pháp lý: