Việc bồi thường thiệt hại là các hình thức xác định trách nhiệm đối với bên gây ra thiệt hại với bên bị thiệt hại bằng cách đề ra các biện pháp để khắc phục hậu quả, với các hình thức bồi thường khác nhau với các trường hợp thiệt hại cụ thể như thiệt hại về sức khỏe...Theo đó các cá nhân bị tai nạn phải làm Mẫu thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường:
- 3 3. Hướng dẫn viết thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường:
- 5 5. Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông:
1. Mẫu thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường là gì?
Bồi thường thiệt hại là Hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Mẫu thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường là mẫu với các nội dung và thông tin về việc các cá nhân thông báo tai nạn do các cá nhân đó gặp phải như tai nạn giao thông, tai nạn lao động và yêu cầu được bồi thường theo quy định của pháp luật trong các trường hợp cụ thể.
Khi xảy ra tai nạn giao thông hay các trường hợp khác theo quy định, để được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bồi thường, người bị thiệt hại phải nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường mà trong đó bắt buộc phải có đơn thông báo về việc tai nạn và yêu cầu bồi thường theo quy định
2. Mẫu thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường:
(Ban hành kèm theo
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG BÁO TAI NẠN VÀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG
1. Ngày giờ thông báo tai nạn
2. Nội dung thông báo
(Lưu ý quan trọng: Người kê khai phải kê khai đầy đủ và trung thực các nội dung dưới đây. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần số tiền bồi thường nếu nhận được nội dung kê khai thiếu trung thực).
Tên chủ xe: ………Điện thoại:….
Địa chỉ liên hệ:……
Họ tên lái xe: ……..Giấy phép lái xe số: ………..Hạng:………
Địa chỉ liên hệ: ………. Điện thoại: ……
Biển số xe gây tai nạn:…….. Trọng tải/số chỗ ngồi (tấn/chỗ): ………..
Giấy chứng nhận bảo hiểm số:…………….Có hiệu lực từ……/……./……..đến…../……/……..
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:……..Nơi cấp:……………….…..
Ngày, giờ, nơi xảy ra tai nạn:………
Diễn biến và nguyên nhân tai nạn:……..
Tình hình thiệt hại về người:………
Tình hình thiệt hại về tài sản (nếu là xe ô tô phải ghi rõ biển số xe; họ và tên, địa chỉ, điện thoại của chủ xe, số giấy chứng nhận bảo hiểm, nơi tham gia bảo hiểm):………
Người làm chứng (ghi rõ họ và tên, địa chỉ người chứng kiến tai nạn):…….
Yêu cầu bồi thường và đề xuất khác của chủ xe cơ giới:……….
Cam đoan: Tôi xin cam đoan những kê khai trên đây là đúng sự thực và theo sự hiểu biết của tôi. Nếu có gì sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Ngày …. tháng ….năm…
NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ và tên)
Ngày… tháng… năm……
CHỦ XE
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu nếu có)
3. Hướng dẫn viết thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường:
– Soạn thảo đầy đủ các nội dung trong Mẫu thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường
– Người khai (Ký, ghi rõ họ và tên)
– Chủ xe (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu nếu có)
4. Một số quy định của pháp luật về thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường:
4.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Tại
Thứ nhất, Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Thứ hai, Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Việc bồi thường thiệt hại phải tuân thủ nguyên tắc sau:
+ Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
+ Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
+ Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
+ Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Theo Điều 601
4.2. Thiệt hại được bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông:
4.2.1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
Căn cứ Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 thì thiệt hại do “tài sản bị xâm phạm” bao gồm:
+ Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng;
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị hư hỏng…
+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
4.2.2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
Điều 590 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại do “sức khỏe” bị xâm phạm được bồi thường, cụ thể:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
Theo đó thì người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu và việc bồi thường thiệt hại vè sức khỏe phải thực hiện theo các quy định mà pháp luật đề ra
4.2.3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm khi bị tai nạn giao thông được bồi thường được quy định tại Điều 591 BLDS 2015 như sau:
+ Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
5. Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông:
Theo Điều 186
– Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông
– Giấy tờ nhân thân (CMND; sổ hộ khẩu… bản sao chứng thực)
– Các giấy tờ chứng minh thiệt hại (giấy ra viện; biên bản giám định sức khỏe….)
– Các giấy tờ chứng minh lỗi của người gây thiệt hại (biên xác minh tai nạn…)
– Các giấy tờ liên quan khác;…
– Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường và hướng dẫn soạn thảo chi tiết và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: Luật Dân sự 2015