Sau khi cơ quan tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan, tổ chức, pháp nhân thì cần phải thực hiện việc thông báo tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vậy mẫu thông báo tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo là gì?
Khái niệm khiếu nại được hiểu là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại phán quyết, quyết định hành chính, vi phạm hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định đối với cán bộ, công chức theo trình tự, thủ tục nhất định khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó không đúng với quy định của pháp luật, ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khái niệm tố cáo, tố cáo là việc công dân thực hiện việc trình báo cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân công dân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục luật định.
Về bản chất, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và không thể đánh đồng. Việc khiếu nại nhằm đề nghị xem xét đòi lại quyền và lợi ích của chủ thể khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Còn tố cáo lại nhằm tố giác hành vi vi phạm của người thực hiện hành vi đó và hướng tới việc tìm ra phương hướng xử lý hành vi vi phạm này.
Mẫu thông báo tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo là mẫu văn bản được cơ quan có thẩm quyền lập ra để thông báo tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mẫu thông báo ghi đầy đủ nội dung về quá trình tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Mẫu thông báo tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo được cơ quan có thẩm quyền lập ra để thông báo tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mẫu thông báo là cơ sở để cá nhân, tổ chức biết về việc đơn khiếu nại, tố cáo của mình đã được chấp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mẫu thông báo được ban hành kèm theo Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an
2. Mẫu thông báo tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo:
….
….
______
Số:…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________
…. ngày ……… tháng …. Năm….
THÔNG BÁO
Về việc tiếp nhận giải quyết (*)……
Kính gửi: …..
Cơ quan đã tiếp nhận đơn/thư/ý kiến (*) ….. của ông/bà:
Họ tên: …. Giới tính:
Tên gọi khác:
Sinh ngày …. tháng ….. năm …. tại:
Quốc tịch: ….; Dân tộc: ….; Tôn giáo: ….
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày….. tháng …. năm …. Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Nội dung(*):
Căn cứ các điều 475, 481 và 482 Bộ luật Tố tụng hình sự,
Cơ quan
đã tiếp nhận nội dung khiếu nại/tố cáo trên và thông báo cho ông/bà biết.
Nơi nhận: …..
– Người khiếu nại/tố cáo, người bị khiếu nại;
– VKS….
– Hồ sơ 02 bản.
3. Một số quy định về tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo:
3.1. Quy trình tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Quy trình tiếp công dân:
– Bước 1: Tiếp xúc cá nhân, tổ chức để biết mục đích khiếu nại, tố cáo hay phản ảnh.
– Bước 2: Kiểm tra tư cách khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức xem có đủ điều kiện để khiếu tố không.
– Bước 3: Lập Biên bản tiếp xúc (theo mẫu) lấy số của Tổ Giải quyết khiếu nại tố cáo. Biên bản phải thể hiện đầy đủ nội dung buổi tiếp xúc. Các thành viên tham dự buổi tiếp xúc phải ký tên vào biên bản. Đề nghị cá nhân, tổ chức xác nhận vào biên bản là “đã được đọc và đồng ý ký tên” để tránh rắc rối sau này. Biên bản được lập thành 2 bản, lưu 1 bản, cá nhân, tổ chức giữ 1 bản.
Trường hợp cá nhân, tổ chức gởi đơn khiếu tố và các chứng cứ kèm theo thì phải liệt kê toàn bộ vào Biên bản tiếp xúc.
– Bước 4: Ghi vào sổ tiếp công dân và lưu hồ sơ vào tệp hồ sơ tiếp công dân riêng của Tổ. Sau đó tùy theo vụ việc tổ tiếp tục xử lý theo trình tự giải quyết đơn thư khiếu tố.
Việc tiếp công dân phải dựa trên cơ sở lịch tiếp công dân của Ban Giám đốc, lịch tiếp công dân của phòng Thanh tra theo quy chế hàng tuần. Ngoài ra, Tổ phải bố trí cán bộ-viên chức để tiếp công dân trong trường hợp đột xuất.
3.2. Quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và không thuộc thẩm quyền:
Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền:
– Bước 1: Người có nhu cầu nộp đơn tại Văn phòng Sở Tài chính , có giấy biên nhận hoặc đơn thư do bưu điện chuyển đến.
Văn thư phòng Thanh tra tiếp nhận đơn khiếu tố chuyển Phó Chánh thanh tra phụ trách Giải quyết Khiếu nại tố cáo cho ý kiến chỉ đạo. Hoặc Văn thư Sở chuyển thẳng đơn đến phòng nghiệp vụ liên quan theo bút phê của Ban Giám đốc
– Bước 2: Tổ chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo đến các phòng nghiệp vụ có liên quan. Các phòng có ý kiến bằng văn bản nội bộ chuyển Tổ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo giải quyết và thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người dân. Hoặc Phòng nghiệp vụ thụ lý hồ sơ, soạn công văn, quyết định trình Phó Giám đốc phụ trách khối xét duyệt, ban hành văn bản và chuyển cho Phòng thanh tra 01 bản lưu theo dõi.
– Bước 3: Vào sổ văn thư của Tổ, photo hồ sơ lưu tại Tổ.
Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền:
– Bước 1: Văn thư phòng Thanh tra tiếp nhận đơn khiếu tố chuyển Phó Chánh thanh tra phụ trách tổ giải quyết Khiếu nại tố cáo cho ý kiến chỉ đạo.
– Bước 2: Phó Chánh thanh tra phụ trách chuyển đơn khiếu tố cho Tổ trưởng Tổ giải quyết khiếu nại, tố cáo để tham mưu đề xuất hướng giải quyết.
– Bước 3: Thành viên Tổ qiải quyết khiếu nại, tố cáo soạn công văn trình Phó Giám đốc phụ trách. Giải quyết như sau:
Trường hợp 1: Trả đơn
+ Làm tờ trình đề xuất trả đơn cho cá nhân, tổ chức gởi Phó Giám đốc phụ trách (lấy số theo sổ của Tổ giải quyết khiếu nại, tố cáo);
+ Soạn thư trả lời hướng dẫn cá nhân, tổ chức gởi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết (lấy số của Sở Tài chính);
Trường hợp 2: Chuyển đơn cho các cơ quan khác
+ Làm tờ trình đề xuất chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, gởi Phó Giám đốc phụ trách (lấy số theo sổ của Tổ giải quyết KNTC);
+ Soạn công văn chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết (lấy số của Sở Tài chính). Lưu ý: gởi 1 bản cho cá nhân, tổ chức để biết và theo dõi tiến độ giải quyết.
– Bước 4: Trình Phó Chánh thanh tra phụ trách Tổ, trình Phó Giám đốc phụ trách ký.
– Bước 5: Vào sổ văn thư của Tổ, photo hồ sơ lưu tại Tổ, chuyển hồ sơ.
Sở Tài chính gửi kết quả giải quyết cho người dân bằng đường bưu điện theo địa chỉ trên đơn thư khiếu nại, tố cáo.
– Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
– Thời hạn giải quyết: 30 – 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân và tổ chức.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài chính.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không có
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài chính.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): không có
3.3. Nguyên tắc xử lý, tiếp nhận và phân loại đơn:
Nguyên tắc xử lý đơn được xác định dưới góc độ pháp lý là việc xử lý đơn phải đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự.
Đơn được tiếp nhận từ các nguồn do cơ quan, tổ chức, công dân gửi bộ phận tiếp nhận đơn; hộp thư góp ý; đường dây nóng; địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị hoặc trực tiếp trình bày với người có thẩm quyền được lập thành văn bản; do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí và các cơ quan khác chuyển đến; hay đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính.
Phân loại đơn dựa theo nội dung đơn; điều kiện xử lý; thẩm quyền giải quyết hoặc theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người đề nghị, kiến nghị, phản ánh. Sau khi phân loại đơn, đối với đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh thì tách riêng từng nội dung để xử lý theo quy định.
Cơ sở pháp lý: