Đối với các quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật thì Viện Kiểm sát có quyền kiến nghị. Việc kiến nghị này phải được thực hiện bằng văn bản. Vậy mẫu kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật có nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật là gì, mục đích của mẫu kiến nghị?
- 2 2. Mẫu số 55/TG: Mẫu kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu kiến nghị:
- 4 4. Những quy định liên quan đến kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật:
1. Mẫu kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật là gì, mục đích của mẫu kiến nghị?
Theo Luật tiếp công dân 2013 thì có thể hiểu kiến nghị là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, để xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. Kiến nghị có thể hiểu là nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật.
Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đối với quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật, có thể hiểu là đối với các quyết định của cơ quan đơn vị trái pháp luật hoặc đối với hành vi của người có thẩm quyền vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đối với các trường hợp này.
Mẫu kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật là văn bản do Viện trưởng viện kiểm sát lập ra và gửi cho Cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền bị kiến nghị với các nội dung bao gồm các căn cứ kiến nghị, quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu khắc phục đối với các quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật.
Mục đích của mẫu kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật: khi phát hiện các quyết định của cơ quan, đơn vị vi phạm pháp luật hoặc hành vi của người có thẩm quyền vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát sẽ có quyền kiến nghị, cụ thể là Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền kiến nghị và sử dụng mẫu kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích kiến nghị và đưa ra các yêu cầu khắc phục các quyết định, hành vi.
2. Mẫu số 55/TG: Mẫu kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật:
Mẫu số 55/TG
Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: ……../KG-VKS…-…[3]
…………., ngày…tháng…năm…
KIẾN NGHỊ
Quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật[4]
trong việc tạm giữ, tạm giam
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…………2 ….
Căn cứ các điều 5, 22 và 24 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ khoản 2 Điều 42 và Điều 43 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam;
Xét Quyết định số……….ngày……..tháng…….. năm……của cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền hoặc hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền ……….. [5]…………..
Để việc tạm giữ, tạm giam theo đúng quy định của pháp luật,
KIẾN NGHỊ:
Yêu cầu (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị bị kiến nghị)[6] ……….. tổ chức thực hiện các nội dung sau:
Khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp phòng ngừa (nếu có).
Trả lời cho Viện kiểm sát……….2 …….bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Kiến nghị này./.
Nơi nhận:
– Cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền bị kiến nghị (để thực hiện);
– VKS …….1……… (thay báo cáo);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG[7]
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu kiến nghị:
Người soạn thảo mẫu kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu kiến nghị chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu kiến nghị, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan Viện kiểm sát thực hiện kiến nghị;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu kiến nghị, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là mẫu kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật;
Phần kính gửi là phần quan trọng của báo cáo: báo cáo cần có chủ thể gửi và chủ thể nhận, ở phần này ghi rõ tên của người có thẩm quyền quyết định đầu tư hay không đầu tư cho công trình;
Tiếp theo là phần căn cứ kiến nghị: cần ghi đầy đủ các căn cứ văn bản pháp luật, của cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền hoặc hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền;
Về nội dung mẫu kiến nghị: ghi rõ các căn cứ kiến nghị, nội dung kiến nghị của Viện kiểm sát.
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Tên của Mẫu được chỉnh sửa theo từng trường hợp cụ thể: Quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật
[5] Phân tích, xác định những vi phạm pháp luật của quyết định hoặc hành vi và viện dẫn điều luật bị vi phạm
[6] Chánh án
[7] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
4. Những quy định liên quan đến kiến nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật:
Theo Khoản 2 Điều 5
“Trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này thì Viện kiểm sát nhân dân kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì quyền kiến nghị được viện kiểm sát nhân dân được thực hiện khi Viện kiểm sát phát hiện hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị.
Đối với trường hợp này thì viện kiểm sát nhân dân sau khi phát hiện các trường hợp nêu trên sẽ phải kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật.
Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì Viện kiểm sát sẽ tiến hành thực hiện quyền kiến nghị của mình đối với cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.
Về phía cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định, hành vi vi phạm pháp luật: sau khi nhận được kiến nghị của viện kiểm sát nhân dân về việc quyết định, hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan sẽ có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như những phân tích ở trên có thể thấy,