Tất cả các Bộ, Sở đều có cơ quan thanh tra chuyên ngành nhằm giám sát hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ấy. Sau khi thanh tra thì đoàn thanh tra Bộ, Sở đưa ra kết luận thanh tra. Vậy mẫu kết luận thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu kết luận thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở là gì?
Mẫu kết luận về việc thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở là mẫu bản kết luận được cơ quan có thẩm quyền được nhà nước trao quyền lập ra để kết luận về việc thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở về những gì làm được và chưa làm được của đơn vị được thanh tra và từ đó đưa ra biện pháp để trả lời ý kiến giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Mẫu kết luận nêu rõ nội dung kết luận…
Mẫu kết luận về việc thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở được cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là Bộ, Sở giáo dục và đào tại có thẩm quyền lập ra để kết luận về việc thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở. Mẫu này được dùng để ghi chép khái quát lại những việc được xác minh, kết quả xác mình và ưu nhược điểm công công tác đối với hoạt động sự việc được thanh tra, dựa vào đó để đưa ra các biện pháp khác phục.
2. Mẫu kết luận thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BỘ (SỞ) GD& ĐT……
Số: …./KL- ….
——-
…… ngày …… tháng ……. năm…
KẾT LUẬN THANH TRA
Về việc …….
(Dùng chung cho đoàn thanh tra Bộ và thanh tra Sở)
Thực hiện Quyết định thanh tra số …… /QĐ-…… ngày……/….. /… của…… về thanh tra công tác …… kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm …, từ ngày …../…../…… đến ngày ngày …../…../…. Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tại …..
Xét báo cáo kết quả thanh tra …. ngày …./ …../ …. của Trưởng đoàn thanh tra, ý kiến giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra,
(Người ra quyết định thanh tra) …… Kết luận như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG
….
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA, XÁC MINH
…
III. KẾT LUẬN
1. Ưu điểm
2. Hạn chế, tồn tại
IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ THEO THẨM QUYỀN ĐÃ ÁP DỤNG (nếu có)
V. KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Nơi nhận:
– Cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có);
– Đối tượng thanh tra;
– Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;
– Cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên;
– Lưu: …
(Người ra quyết định thanh tra)
………
(Ký và ghi rõ họ tên đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu kết luận thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở:
– Ghi rõ tên của Bộ và Sở giáo dục đào tạo;
– Ghi rõ ngày tháng năm ra kết luận;
– Phần cuối người ra quyết định điều tra ký và ghi rõ họ tên đóng dấu.
3. Một số quy định về kết luận thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở:
Quy trình thực hiện một cuộc thanh tra của đoàn thanh tra Bộ, Sở:
Bước 1: Chuẩn bị và quyết định thanh tra là xác định kế hoạch và những nội dung để tiến hành thanh tra, bao gồm các công việc sau
– Thu thập thông tin, bởi vì thông tin là cơ sở quan trọng để quyết định nội dung và kế hoạch thanh tra, do vậy khi thu thập thông tin cần nắm toàn diện các thông tin có liên quan đến mục đích, yêu cầu và đối tượng, sự việc cần thanh tra. Thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng thanh tra, nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động điều tra.
– Đánh giá nhận định là việc nghiên cứu, phân tích các thông tin thu thập được, đánh giá nhận định theo nội dung và trình tự: Tổ chức bộ máy, nhân sự, đặc điểm và mô hình tổ chức đơn vị, quy trình nghiệp vụ chuyên ngành; Hoạt động, kết quả hoạt động và sự việc liên quan đến các quy định của ngành; Cơ chế, chính sách, chế độ và các tiêu chuẩn, định mức. Chú ý những chính sách, chế độ đặc thù; Tình hình, số liệu tổng quát về nội vụ, và chi tiết vụ việc
Từ những quy định của kế hoạch thanh tra theo như quy định của pháp luật hiện hành thì nội dung cơ bản của kế hoạch thanh tra được xác định bằng mục đích, yêu cầu; nội dung thanh tra. Trong đó, nội dung tranh tra thì được quy định là nêu rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm và danh sách các đơn vị được thanh tra, xác minh không chỉ có thế mà nội dung thanh tra còn phải có thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra; tiếp theo đó thì cơ quan thanh tra ra quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra.
Sau đó Khi quyết định thanh tra được lưu hành thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trình thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc người được giao nhiệm vụ trình chánh thanh tra dự thảo quyết định thanh tra kèm theo kế hoạch thanh tra và báo cáo khảo sát chuẩn bị triển khai thanh tra. Tuy nhiên theo như quy định thì Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm của mình là phải thực hiện việc
Bước 2: Tiến hành thanh tra
– Công bố quyết định thanh tra trong thời gian chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Do đó, phải thực hiện công bố đầy đủ nội dung quyết định thanh tra và nêu rõ mục đích, yêu cầu, cách thức làm việc, kế hoạch tiến hành thanh tra.Việc công bố quyết định thanh tra có thể tại chỗ, có thể yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung để triển khai.
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra thì thực hiện thanh tra được biết đến như là quá trình sử dụng các phương pháp thanh tra, phát hiện và làm rõ các vấn đề, sự việc để kết luận chính xác, trung thực, khách quan của cơ quan thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ đó, suy ra được việc Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra theo các bước cụ thể như sau: Đầu tiên của quá trình thanh tra là việc cơ quan thanh tra hay nói chính xác là thanh tra viên tiến hành thu thập thông tin. Thứ hai, thanh tra viên trực tiếp yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra. Cuối cũng là sau khi đối tượng thanh tra cũng cấp các tài liệu thanh tra thì thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ sẽ tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và báo cáo do đối tượng thanh tra cung cấp. Ngày sau khi tiếp nhân tài liệu thì đoàn thanh tra có trách nhiệm kiểm đếm đối chiếu tình hình, số liệu đã ký xác nhận, đã thu thập được với điều kiện, tiêu chuẩn, chính sách, chế độ và diễn biến thực tế, đưa ra dự kiến kết luận về sự việc được phát hiện, bảo quản, khai thác, sử dụng tài liệu đúng mục đích, không để thất lạc tài liệu; nếu đấy là tài liệu quan trọng thì cần giữ nguyên trạng tài liệu, Trưởng Đoàn thanh tra ra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu có liên quan tới nội dung thanh tra. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý để kết luận đúng, sai, nguyên nhân sai phạm và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm. Bên cạnh đó cần yêu cầu giải trình, đối thoại, chất vấn; Bàn giao hồ sơ, tài liệu ngay sau khi kết thúc công việc, người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm:
Bước 3: Kết thức thanh tra
– Thực hiện thời hạn thanh tra: Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức thanh tra đảm bảo kết thúc thanh tra tại đơn vị theo đúng thời hạn quy định trong quyết định thanh tra và quyết định gia hạn (nếu có).
– Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra trong thời gian chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra tại đơn vị, Trưởng Đoàn thanh tra phải có báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra. Trong quá trình lập báo cáo và dự thảo kết luận thanh tra, nếu có những vấn đề còn vướng mắc về xử lý, Trưởng Đoàn chủ động trao đổi, tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan để đảm bảo cho việc kết luận được chính xác, khách quan.
– Trước khi kết thức điều tra thì Đoàn thanh tra cần phải thực hiện việc kết luận và lưu hành kết luận thanh tra trong thời gian chậm nhất mười lăm ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét nội dung báo cáo và ra kết luận thanh tra. Tuy nhiên, trước khi trình lên cơ quan có thẩm quyền về kết luận thanh tra thì người ra kết luận, bộ phận hoặc người được giao nhiệm vụ tiến hành rà soát dự thảo kết luận, tham mưu giúp người ra kết luận quyết định.