Để thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù thì cần phải được lập kế hoạch. Vậy mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù được lập ra như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù là gì?
- 2 2. Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù:
- 4 4. Một số quy định về kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù:
1. Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù là gì?
Thi hành án phạt tù được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là buộc những người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân chấp hành hình phạt tại trại giam nhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện. Căn cứ để thi hành án phạt tù là bản án, quyết định phát tù đã có hiệu lực pháp luật và quyết định thi hành bản án, quyết định đó của Toà án. Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù là mẫu bản kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền lập ra để lên kế hoạch về việc trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù.
Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù được rạo lập với mục đích lên kế hoạch, tiến trình thực hiện hoạt động trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù. Kế hoạch này là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đấy để thực hiện việc kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù theo quy định của pháp luật hiện hành. Mẫu được ban hành theo Quyết định 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT…….
VIỆN KIỂM SÁT …..
Số: ……../KH-VKS…-…
…, ngày…tháng…năm…
KẾ HOẠCH
Trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù
tại……….
Thực hiện Quyết định số….ngày…….tháng……năm..….của Viện trưởng Viện kiểm sát…….. về trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù tại………,
Viện kiểm sát……tiến hành trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù tại …….theo các nội dung sau:
I. SỐ LIỆU (Thời điểm từ ngày …… đến ngày …..)
1. Người bị tạm giữ
2. Người bị tạm giam
3. Phạm nhân
(Có phụ lục kèm theo)
II. TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
1. Tình hình chấp hành pháp luật của cơ sở giam giữ
1.1.Về việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam (quy định tại Chương III Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và quy định của pháp luật khác có liên quan)
1.2 Về thủ tục thi hành án phạt tù, chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân (quy định tại Mục 1 Chương III Luật Thi hành án hình sự và quy định của pháp luật khác có liên quan)
1.3. Về việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam, phạm nhân (quy định tại các chương IV, V, VI Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Mục 2 Chương III Luật Thi hành án hình sự và quy định của pháp luật khác có liên quan)
1.4. Về việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo (quy định tại Chương IX Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Chương XIII Luật Thi hành án hình sự và quy định của pháp luật khác có liên quan)
2. Tình hình chấp hành pháp luật của cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam, cơ quan quản lý thi hành án hình sự và các cơ quan có liên quan
(Cơ quan quản lý… Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
III. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
1. Sau khi công bố Quyết định trực tiếp kiểm sát, Đoàn kiểm sát nghe (Thủ trưởng đơn vị được kiểm sát)………… báo cáo bằng văn bản theo các nội dung trên và thống nhất lịch làm việc cụ thể.
2. Trực tiếp nghiên cứu sổ sách, các báo cáo, văn bản, tài liệu và hồ sơ liên quan đến công tác quản lý, giáo dục và thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam, phạm nhân; kiểm sát tại buồng tạm giữ, buồng tạm giam, buồng thăm gặp, buồng kỷ luật, nơi bán hàng Căng tin, trạm xá, nơi lao động của phạm nhân và những nơi khác có liên quan; làm việc với một số tổ nghiệp vụ; gặp hỏi một số người bị tạm giữ, người bị tạm giam và phạm nhân về việc giam giữ; yêu cầu người có liên quan giải trình và tiến hành xác minh (nếu thấy cần thiết); trong một số trường hợp cần thiết Đoàn kiểm sát lập biên bản xác định tình trạng vi phạm để làm cơ sở kết luận.
3. Kết thúc đợt kiểm sát, Đoàn công bố dự thảo kết luận; dự thảo kiến nghị và dự thảo kháng nghị (nếu có).
Căn cứ vào nội dung trên, đề nghị (Thủ trưởng đơn vị được kiểm sát)………… chuẩn bị báo cáo bằng văn bản, hồ sơ, tài liệu liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để cuộc kiểm sát đạt kết quả./.
Nơi nhận:
– Đơn vị được kiểm sát (để thực hiện);
– VKS……..1…….(để báo cáo);
– Thành viên Đoàn kiểm sát (để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên Đơn vị được kiểm sát: Nhà tạm giữ…. hoặc Trại tạm giam…
[5] Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam…
[6] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
4. Một số quy định về kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù:
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015; các điều 7, 134, 167, 168 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì việc thực hiện nghiêm nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân Viện kiểm sát nhân dân các cấp chủ động, tăng cường kiểm sát đột xuất các cơ sở giam giữ, trại giam, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp, Cơ sở lưu trú của Bộ Công an nhằm kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật.
Theo như quy định ở trên thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh; kiểm sát Trường giáo dưỡng trong thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; kiểm sát Cơ sở lưu trú của Bộ Công an trong việc thi hành án phạt trục xuất. Tuy nhiên, việc kiểm sát chặt chẽ việc tổ chức thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; không chỉ có vậy mà còn có việc xét đề nghị rút ngắn thời gian thử thách tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách đối với án treo; các trường hợp người chấp hành án treo, tha tù trước hạn có điều kiện vi phạm nghĩa vụ.
Bên cạnh đó, đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát việc chuyển giao bản án có hiệu lực pháp luật để kiểm sát chặt chẽ việc Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự, việc gửi quyết định thi hành án cho Viện kiểm sát. Do đó, Viện kiểm sát các địa phương chủ động phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự và Tòa án rà soát và quản lý chặt chẽ các trường hợp bị kết án phạt tù đang ở ngoài xã hội.
Cũng căn cứ theo như quy định của Pháp luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 việc quản lý chặt chẽ và kịp thời tình hình chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, thi hành biện pháp tư pháp và kết quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự và thi hành biện pháp tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; nâng cao chất lượng, hiệu quả
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015;
– Luật Thi hành án hình sự năm 2019;
– Quyết định 39/QĐ-VKSTC năm 2018 về biểu mẫu nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.