Mẫu kháng nghị quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự được sử dụng trong quá trình các chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc kháng nghị đối với quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự của Toà án. Vậy, kháng nghị quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự có nội dung cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu kháng nghị quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự là gì?
Một trong những quyền hạn và đồng thời cũng là trách nhiệm rất quan trọng của Viện kiểm sát là kháng nghị. Kháng nghị có vai trò quan trọng nhằm mục đích để đảm bảo pháp luật được thực hiện đúng quy định pháp luật, thống nhất và tính nghiêm minh. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, khi có căn cứ cho thấy quyết định của Toà án vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự Viện kiểm sát có thể ban hành kháng nghị đối với Bản án, Quyết định của
Mẫu kháng nghị quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự là mẫu bản kháng nghị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra kháng nghị về việc quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự. Mẫu nêu rõ căn cứ pháp lý đưa ra kháng nghị quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự, nội dung kháng nghị quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự,… Mẫu được ban hành theo Quyết định 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mẫu kháng nghị quyết định vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự:
Mẫu số 60/TH
Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018
VIỆN KIỂM SÁT……………
VIỆN KIỂM SÁT …………..
Số: ……../KN-VKS…-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…tháng…năm…
KHÁNG NGHỊ
Quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật
trong thi hành án hình sự
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…………
Căn cứ các điều 5, 25 và 26 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ khoản 6 Điều 141 và Điều 143 Luật Thi hành án hình sự,
Xét Quyết định số………. ngày……. tháng ……. năm…..của cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền hoặc hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền ……
Để bảo đảm việc thi hành án hình sự theo đúng quy định của pháp luật,
KHÁNG NGHỊ:
Yêu cầu (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị bị kháng nghị) …………..tổ chức thực hiện các nội dung sau:
1. Đình chỉ việc thi hành hoặc sửa đổi hoặc bãi bỏ Quyết định số…….. ngày ….. tháng….. năm…… vi phạm pháp luật.
2. Chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
3. Yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật (nếu có).
4. Trả lời cho Viện kiểm sát……….. bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Kháng nghị này./.
Nơi nhận:
– Cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền
bị kháng nghị (để thực hiện);
– VKS ………… (để báo cáo);
– Cơ quan quản lý đơn vị bị kháng nghị
(để chỉ đạo);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đăng ký thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 60/TH theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018.
+ Thông tin Viện kiểm sát thực hiện kháng nghị.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là kháng nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện kháng nghị.
+ Căn cứ pháp lý ban hành kháng nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự.
+ Lý do kháng nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự.
+ Nội dung kháng nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận kháng nghị quyết định vi phạm pháp luật hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện kháng nghị.
4. Một số quy định của pháp luật về kháng nghị:
Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và quyền công tố buộc tội tại phiên tòa. Sau khi xét xử sơ thẩm nếu viện kiểm sát thấy bản án, quyết định sơ thẩm không đảm bảo tính hợp pháp, tính căn cứ, tội danh, hình phạt, mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp khác do tòa sơ thẩm áp dụng không phù hợp với thực tế khách quan, tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ án hình sự.
Pháp luật Việt Nam quy định về kháng nghị của Viện kiểm sát có nội dung cụ thể như sau:
– Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
– Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có các nội dung chính cụ thể sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị.
+ Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
+ Kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm.
+ Lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát.
+ Họ tên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị.
Phạm vi kháng nghị:
– Những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
– Trong trường hợp kháng nghị Giám đốc thẩm:
+ Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
– Trong trường hợp Tái thẩm:
+ Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật.
+ Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
+ Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.
+ Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Thời hạn kháng nghị:
– Đối với sơ thẩm:
+ Kháng nghị bán án sơ thẩm: thời hạn kể từ ngày tuyên án đối với Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày và 30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.
+ Kháng nghị quyết định sơ thẩm: kể từ ngày toà án ra quyết định đối với Viện Kiểm sát cùng cấp là 07 ngày và 15 ngày đối với Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp.
– Đối với Giám đốc thẩm:
+ Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
+ Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
+ Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
– Đối với Tái thẩm:
+ Theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
+ Theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
+ Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Cần lưu ý đối với trường hợp kháng nghị đối với quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm, thì Tòa an cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, việc kháng nghị và xét kháng nghị được tiến hành như đổi với bản án sơ thẩm. Trường hợp kháng nghị đối với các quyết định khác, thì Tòa án cấp sơ thẩm phải căn cứ vào quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật liên quan quy định về thẩm quyền và thủ tục kháng nghị, giải quyết kháng nghị cụ thể đó để giải quyết.