Hoạt động kháng nghị, kiến nghị được thực hiện theo quy định của pháp luật, do đó, cơ quan, đơn vị có nghĩa vụ phải giải quyết, xử lý các nội dung kháng nghị, kiến nghị đó. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị và phải ban hành quyết định.
Mục lục bài viết
1. Quyết định trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị là gì?
Kháng nghị và kiến nghị về bản chất là không giống nhau, điều đó dẫn đến đối tượng kháng nghị, kiến nghị cũng có sự khác biệt, theo đó, tại điều 42, 42 Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự quy định như sau:
Đối với thực hiện quyền kháng nghị, có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị đối với quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm:
Trường hợp 2: Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm những quyết định sau đây của Tòa án cùng cấp và cấp dưới: quyết định miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, quyết định hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo; quyết định rút ngắn thời gian thử thách của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định giảm thời hạn, miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại.
Như vậy, trong trường hợp 1, khi có kháng nghị của Viện kiểm sát, cơ quan, đơn vị có nghĩa vụ chấm dứt, khắc phục, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đây cũng là cơ sở để Viện Kiểm sát thực hiện quyền trực tiếp kiểm sát của mình.
Đối với thực hiện quyền kiến nghị:
Trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền và cá nhân có liên quan trong tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị thì Viện kiểm sát kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót hoặc nguyên nhân, điều kiện có thể dẫn đến vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.
Như vậy, kiến nghị và kháng nghị trong trong trường hợp 1 mang tính loại trừ lẫn nhau, nếu thuộc trường hợp kháng nghị thì không kiến nghị và ngước lại. Cơ quan, tổ chức, đơn vị buộc phải thực hiện hoạt động khắc phục vi phạm, xử lý người vi phạm và áp dụng biện pháp phòng ngừa (nếu có). Nội dung này cũng được ghi nhận tại 169 Luật thi hành án hình sự.
Quyết định trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị là văn bản do Viện kiểm sát các cấp ban hành nhằm nhằm kiểm soát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị của cơ quan, đơn vị thông qua Đoàn kiểm sát được thành lập trong quyết định. Về bản chất, đây là văn bản nhằm thực hiện việc kiểm soát quá trình thực hiện yêu cầu kháng nghị, kiến nghị đã được Viện kiểm sát nêu rõ trong kháng nghị, kiến nghị đã được gửi cho cơ quan, đơn vị.
Nội dung về kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị được ghi nhận tại Điều 44 Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, theo đó: “Viện kiểm sát các cấp phải xây dựng kế hoạch kiểm sát việc thực hiện toàn bộ các kháng nghị, kiến nghị do cấp mình ban hành đối với cơ sở giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị có thể thực hiện bằng phương thức trực tiếp kiểm sát hoặc yêu cầu tự kiểm tra và
Đối với các kháng nghị, kiến nghị qua trực tiếp kiểm sát, thì kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị có thể thực hiện trong lần trực tiếp kiểm sát kế tiếp.”. Quy định này cho thấy, việc trực tiếp kiểm sát không phải là phương thức bắt buộc mà là phương thực lựa chọn, tùy thuộc vào ưu điểm của mỗi loại phương thức Viện kiểm sát quyết định việc kiểm sát như thế nào cho hiệu quả.
Mặc dù, trực tiếp kiểm sát không phải là phương thức bắt buộc nhưng khi đã lựa chọn phương thức kiểm sát này, Viện kiểm sát có nghĩa vụ ban hành quyết định trực tiếp kiểm sát việc thực hiện khán nghị, kiến nghị và gửi cho đơn vị được kiểm sát nhằm đảm bảo thông tin và giúp họ chuẩn bị báo cáo bằng văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để cuộc kiểm sát đạt kết quả, cũng như phải gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp để báo cáo.
Quyết định trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị là văn bản thể hiện ý chí của Viện kiểm sát, là cơ sở phát sinh nghĩa vụ của đơn vị kiểm sát, Đoàn kiểm sát, hợp thức hóa mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhận có liên quan, là căn cứ để xác định tránh nhiệm trong quá trình kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị.
Trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị thực hiện tương tự như trực tiếp kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, theo đó, nội dung này đã được quy định một cách cụ thể, chi tiết, đầy đủ tại Khoản 5 Điều 41, Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
2. Mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT………………………….[1]
VIỆN KIỂM SÁT …………..[2]
Số: ……../QĐ-VKS…-…[3]
…………., ngày …………… tháng…………..năm 20………..
QUYẾT ĐỊNH
Trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị
tại ……[4]…..
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…………..2…………
Căn cứ Điều 22 và Điều 25 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ Điều 6 và Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam;
Căn cứ Điều 141 Luật Thi hành án hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Trực tiếp kiểm sát việc thực hiện Kháng nghị số……ngày…..tháng ….. năm…..và Kiến nghị số……ngày…..tháng….năm……của Viện kiểm sát….2….tại…….4…
Thời gian tiến hành kiểm sát từ ngày…….tháng……năm…..đến ngày………. tháng……. năm…..….
Thời điểm kiểm sát từ ngày…..tháng…..năm……đến ngày…..tháng….năm.…
Điều 2.Phân công các ông (bà) có tên dưới đây tiến hành cuộc kiểm sát:
(1) Ông (Bà):…………..……….; Chức vụ/chức danh: …………Trưởng đoàn;
(2) Ông (Bà): …………..……….; Chức vụ/chức danh: …….……Thành viên;
(3) ……………………………………………………………………………
Điều 3.Yêu cầu Thủ trưởng đơn vị được kiểm sát………4……………báo cáo bằng văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để cuộc kiểm sát đạt kết quả.
(Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch trực tiếp kiểm sát)./.
Nơi nhận:
– Đơn vị được kiểm sát (để thực hiện);
– VKS ……..1……… (để báo cáo);
– Cơ quan quản lý của đơn vị được kiểm sát (để biết);
– Thành viên Đoàn kiểm sát (để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG[5]
3. Hướng dẫn mẫu quyết định trực tiếp kiểm sát việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên Đơn vị được kiểm sát: cơ sở giam giữ hoặc cơ quan thi hành án hình sự hoặc cơ quan được giao một số nhiệm vụ về thi hành án hình sự theo Điều 44 Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
[5] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
Cơ sở pháp lý:
Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015
Luật Thi hành án hình sự năm 2019
Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Quyết định 39/QĐ-VKSTC năm 2018 về biểu mẫu nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành