Mỗi một Tòa án theo cấp sẽ có quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau theo thẩm quyền của mình, tuy nhiên bắt đầu xét xử một vụ án thì phải tiến hành xét xử sơ thẩm. Đối với Tòa hành chính thì người khởi kiện có quyền kháng cáo, kháng nghị lại bản án, các quyết định của Tòa sơ thẩm đề nghị xét xử phúc thẩm lại và Tòa cấp phúc thẩm xem xét, đưa vụ án ra xét xử.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm là gì?
Phúc thẩm là xét lại vụ án, quyết định đã được
Là một hoạt động tố tụng trong đó Tòa án cấp trên tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định do Tòa án cấp sơ thẩm xử mà bị kháng cáo, kháng nghị.
Mẫu số 36-HC: Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm là mẫu quyết định của Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm khi nhận được kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định chưa có hiệu lực của Tòa sơ thẩm. Trong mẫu quyết định phải nêu rõ tên vụ án xét xử, người khởi kiện và thành phần Hội đồng tham gia xét xử lại
Mẫu số 36-HC: Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm là mẫu quyết định được lập ra bởi cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm dựa trên căn cứ là kháng cáo, kháng nghị bản án, các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành giải quyết vụ án đó của người khởi kiện.
2. Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
…….., ngày….tháng…..năm…..
QUYẾT ĐỊNH
ĐƯA VỤ ÁN RA XÉT XỬ PHÚC THẨM
TÒA ÁN NHÂN DÂN………… (2)
Căn cứ vào Điều 38 và Điều 221 của Luật tố tụng hành chính;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính phúc thẩm thụ lý số…../……/TLPT-HC ngày….. tháng……năm…… (3)
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án hành chính về(4) ………., giữa:
Người khởi kiện: (5) ……….
Địa chỉ: ………..
Người bị kiện: (6) ……….
Địa chỉ: ……….
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có): (7) ……….
Địa chỉ: ………
Do có kháng cáo (kháng nghị) của: (8) ………..
Thời gian mở phiên tòa: ……giờ…..phút, ngày……tháng……năm…………..
Địa điểm mở phiên tòa: ……….
Vụ án được (xét xử công khai hay xét xử kín).
2. Những người tiến hành tố tụng: (9)
Thẩm phán – Chủ toạ phiên tòa:
Ông (Bà) ………..
Các Thẩm phán:
Ông (Bà) ……..
Ông (Bà) ……..
Thẩm phán dự khuyết (nếu có): Ông (Bà) ………
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà) (10) ……….
Thư ký phiên tòa dự khuyết (nếu có): Ông (Bà) ………
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân: …….. tham dự phiên tòa (nếu có):
Ông (Bà) ………
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân dự khuyết (nếu có): ……..
3. Những người tham gia tố tụng khác: (11) ………
Nơi nhận:
– Các đương sự;
– Viện kiểm sát cùng cấp;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm:
(1) và (2) Ghi tên Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu là
(3) Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số 50/2017/TLPT-HC ngày 12 tháng 6 năm 2017).
(4) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: về khiếu kiện quyết định thu hồi đất).
(5) và (7) Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó.
(6) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị khởi kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(8) Ghi họ tên của người kháng cáo, tư cách tham gia tố tụng của người đó.
(9) Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán.
(10) Ghi rõ họ tên, chức danh của Thư ký phiên tòa.
(11) Ghi họ tên, địa chỉ của những người tham gia tố tụng khác (nếu có).
4. Một số quy định pháp luật liên quan:
Theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính thìToà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị. Theo đó, thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được quy định như sau:
Về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm:
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định sau đây:
– Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
– Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
– Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không được quá 30 ngày.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà phúc thẩm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Về thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
– Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán. Phiên toà chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án.
Trường hợp có Thẩm phán vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự khuyết tham gia phiên toà từ đầu thì người này được thay thế Thẩm phán vắng mặt tham gia xét xử vụ án. Trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử thì phải hoãn phiên toà.
Trường hợp Thư ký Toà án vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên toà.
– Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên toà, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà và
– Tòa án triệu tập những người có mặt trong phiên tòa xét xử:
+ Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà.
+ Toà án thông báo cho người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ biết về việc hoãn phiên toà.
+ Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải có mặt tại phiên toà, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:
– Đối với người kháng cáo mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Toà án ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt;
– Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì Toà án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Sự có mặt của người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong phiên toà phúc thẩm được thực hiện giống như quy định đối với phiên tòa sơ thẩm.
Trường hợp người tham gia tố tụng có đơn đề nghị Toà án xét xử vắng mặt thì Toà án tiến hành phiên toà phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, hậu quả của việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án và tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo quy định chung.
Ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong các trường hợp sau đây:
– Các trường hợp theo quy định chung;
– Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
Trong trường hợp này, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
– Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; Trong trường hợp này bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
– Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Ra quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm:
Các trường hợp Hội đồng xét xử ra quyết định phải hoãn phiên toà:
– Thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay;
– Người giám định bị thay đổi;
– Cần phải xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung mà không thể thực hiện được ngay tại phiên toà;
– Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà;
– Trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử theo quy định thì phải hoãn phiên toà;
– Trường hợp Thư ký Toà án vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên toà;
– Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên toà, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà và thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, trừ trường hợp có Kiểm sát viên dự khuyết thay thế.
– Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà.
– Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên toà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên toà theo quyết định của Hội đồng xét xử;
– Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà.
Trong trường hợp sau khi hoãn phiên toà mà Toà án không thể mở lại phiên toà đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên toà ghi trong quyết định hoãn phiên toà thì Toà án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên toà.
Như vậy, theo quy định pháp luật về tố tụng hành chính thì việc đưa vụ án ra xét xử theo phúc thẩm sẽ được tiến hành khi Tòa án nhận được đơn kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Cấp xét xử có thẩm quyền sẽ xem xét và tiến hành giải quyết theo thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án có kháng cáo, kháng nghị đó.