Các trường hợp người phải thi hành án hoặc cơ quan tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì chấp hành viên phải ra quyết định các loại giấy tờ có giá để thực hiện thi hành án. Khi thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì làm Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án với nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
- 5 5. Trình tự thủ tục thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
1. Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án là gì?
Giấy tờ có giá được xác định là một loại giấy tờ có giá trị như chứng cứ, bằng chứng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá (thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng…) với người sở hữu giấy tờ có giá (ví dụ người mua trái phiếu, tín phiếu…) trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác trong giao dịch ghi nợ này. giấy tờ có giá bao gồm các loài sau:
– Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu theo quy định của Pháp lệnh về ngoại hối.
– Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc, Công cụ chuyển nhượng khác theo quy định.
– Tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu, công trái và công cụ khác theo quy định của pháp luật quản lý về nợ công.
– Các loại chứng khoán theo quy định
Quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án là phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án và Người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án trong các trường hợp cụ thể như phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án theo quy định. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin giấy tờ thu giữ… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP
2. Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: ………../QĐ-PTHA
……, ngày ….. tháng ….. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự ………;
Căn cứ Bản án, Quyết định số ……… ngày …… tháng …… năm …… của Tòa án ……. (các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số ……… ngày….tháng …… năm…. của Trưởng phòng Thi hành án …
Xét thấy …….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu giữ giấy tờ có giá của: ……
Địa chỉ ……….
Giấy tờ gồm: ……
đang do ……. giữ, để thi hành án.
Điều 2. … có trách nhiệm chuyển số giấy tờ nêu tại Điều 1 hoặc chuyển giao giá trị của giấy tờ đó cho Phòng Thi hành án ………………… để thi hành án.
Điều 3. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. …………………………….., người phải thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2, 3;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
– Soạn thảo đầy đủ nội dung trong Mẫu số 42/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án
– Chấp hành viên ( Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
Tại Điều 82. Thu giữ giấy tờ có giá
1. Trường hợp phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án.
2. Người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá không giao giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án.
Điều 83. Bán giấy tờ có giá
Việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Ngoài các biện pháp cưỡng chế đối với tài sản là tiền, Luật thi hành án dân sự còn quy định các biện pháp cưỡng chế đối với tài sản là giấy tờ có giá. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tình hình phát triển của xã hội. Hiện nay, mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền sở hữu đối với tài sản là các loại giấy tờ có giá như: Tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu … Đây không phải là tiền nhưng có giá trị quy đổi thành tiền nên có giá trị thi hành án, hơn nữa, có một số loại giấy tờ có giá đạt giá trị rất lớn so với thời điểm ban đầu cá nhân, tổ chức sở hữu nó như cổ phiếu. Việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và việc Thu giữ giấy tờ có giá phải thực hiện theo quy định về thủ tục và trình tự.
5. Trình tự thủ tục thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án:
5.1. Xác định khái niệm về giấy tờ có giá:
Để áp dụng biện pháp như “Cưỡng chế khấu trừ trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án” đạt hiệu quả, Chấp hành viên phải nắm vững các quy định của pháp luật thi hành án đồng thời cần nghiên cứu những quy định của pháp luật về lĩnh vực tài khoản, giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật. bên cạnh đó kiến thức của chấp hành viên thi hành án về các loại giấy tờ có giá rất hạn chế, và thậm chí có nhiều chấp hành viên còn hiểu sai khái niệm về các loại giấy tờ có giá dẫn đến khó khăn khi áp dụng quy định của pháp luật
Căn cứ Theo điểm 8, Điều 6
Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành thì giấy tờ có giá bao gồm:
– Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác theo quy định
– Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu theo quy định
– Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật
– Các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) theo quy định
– Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 2
Như vậy, các loại giấy tờ có giá rất đa dạng và phong phú, và đòi hỏi chấp hành viên phải có những hiểu biết nhất định thì mới có thể hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định pháp luật hiện hành
5.2. Xác minh giấy tờ có giá như thế nào?
Đối với việc xác minh tiền, giấy tờ có giá đang do người phải thi hành án hoặc người thứ ba giữ, và Chấp hành viên gặp nhiều khó khăn khi xác minh bởi phải xác định được giấy tờ có giá là loại gì, giá trị bao nhiêu, nguồn gốc của tài sản….trong khi rất khó để biết được các thông tin về loại giấy tờ có giá theo quy định, Các cơ quan quản lý giấy tờ có giá, công ty ban hành cổ phiếu, trái phiếu…đặc biệt là hiện nay có hàng trăm công ty phát hành và niêm yết chứng khoán trên thị trường theo quy định . Theo đó còn các khó khăn khác như việc phối hợp cung cấp thông tin của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan quản lý tài sản là giấy tờ có giá…đối với chấp hành viên vẫn còn hạn chế, chưa kịp thời và hiệu quả trên thực tế
5.3. Bán giấy tờ có giá:
Căn cứ Theo điều 83 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về bán giấy tờ có giá: “Việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, hiện nay chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể việc bán giấy tờ có giá để đảm bảo thi hành án, theo quy định tại Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự cũng không có quy định về vấn đề này. Như vậy, cần quy định cụ thể việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản hay văn bản pháp luật chuyên ngành nào để thực hiện cho đúng theo quy định pháp luật đề ra
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 42/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý: