Mọi hoạt động của cơ quan, chủ thể có thẩm quyền để có tác động tới một đối tượng nhất định thường phải thực hiện thông qua việc ban hành các văn bản áp dụng pháp luật, trong đó điển hình là quyết định. Vậy, Mẫu quyết định giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyết định giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam là gì?
Trước khi giải thích về “Quyết định giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam”, tác giả sẽ đưa ra các khái niệm về người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam.
Thứ nhất, người bị tạm giữ là gì? Bộ luật tố tụng hình sự giải thích rằng, người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Khái niệm này không có gì thay đổi so với quy định trong
Có thể xảy ra một số trường hợp khi chấm dứt tư cách tố tụng của người bị tạm giữ như sau: Bị khởi tố bị can và có quyết định tạm giam thay thế; Bị khởi tố và có quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, thay thế biện pháp ngăn chặn khác; Có quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ chuyển xử lý hành chính; Có quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ, không xử lý hành chính.
Thứ hai, thế nào là người bị tạm giam? Thuật ngữ người bị tạm giam được nhắc đến nhiều trong Bộ luật tố tụng hình sự, tuy nhiên văn bản này lại không giải thích thế nào là người bị tạm giam. Dưới góc độ khoa học, có thể hiểu người bị tạm giam là bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm khác mà luật hình sự quy định hình phạt trên hai năm tù và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội bị các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam theo trình tự, thủ tục của luật tố tụng hình sự. Trong Luật thi hành tạm giữ, tạm giam dưới góc độ thi hành quyết định: “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.” (Khoản 2, Điều 3).
Tạm giam khác với hình phạt. Hình phạt do Toà án quyết định áp dụng đối với người phạm tội được tuyên trong bản án, đây là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất nhằm tước bỏ, hạn chế quyền của người phạm tội, trừng trị giáo dục họ góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ chế độ trật tự xã hội cũng như các quyền lợi hợp pháp của công dân. Người phải chịu hình phạt là người có tội, hậu quả của việc áp dụng hình phạt là người phạm tội phải mang án tích.
Thứ ba, người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam là gì? Mặc dù khái niệm về người thân thích được giải thích trong rất nhiều văn bản pháp luật, nhưng trên tinh thần quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và dựa vào khái niệm tại Điều e, Khoản 1, Điều 4 Luật tố tụng hình sự về người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể hiểu người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam như sau: Người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam là người có quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
Quyết định giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm phát sinh việc giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam và ràng buộc trách nhiệm đối với người thân thích khác hoặc chính quyền địa phương trong việc chăm nom trong thời hạn cá nhân bị tạm giữ, tạm giam.
Quyết định giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam là văn bản thể hiện quyền lực nhà nước, là thủ tục bắt buộc để phát sinh hoạt động giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam, hay nói cách khác là văn bản để hợp pháp hóa hoạt động của các chủ thể có liên quan. Quyết định này nhằm ràng buộc trách nhiệm của người thân thích khác được ghi trong quyết định hoặc trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc tiếp nhận và chăm sóc..
Quyết định này được ban hành dựa trên quy định tại Khoản 1, Điều 120 Bộ luật tố tụng, cụ thể: “Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thích khác chăm nom; trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.”
Theo quy định này, đối tượng được giao là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc, đây là những đối tượng yếu thế không có khả năng lao động và tái tạo cuộc sống, vì vậy, quy định này nhằm thể hiện sự nhận văn, nhận đạo và quan tâm sâu sắc của nhà nước trước những khó khăn mà họ có thể gặp phải trong tương lai.
2. Mẫu quyết định giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam:
Mẫu quyết định giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam theo mẫu 103 ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự:
………………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | ||
Số: ………. /QĐ- ……= | ……, ngày ……. tháng ………. năm………. |
QUYẾT ĐỊNH
Giao người thân thích của người bị tạm giữ/tạm giam
cho (1)…………………… chăm nom
……………. (2)
Căn cứ: ………….
Căn cứ Điều 36/Điều 39 và Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự;
QUYẾT ĐỊNH:
Giao ông/bà: ……………. Sinh ngày: ………………
Nơi thường trú: …..
Nơi tạm trú: ………….
Nơi ở hiện tại: ………………..
là người thân thích của người bị tạm giữ/tạm giam:
Họ tên: ………………………. Giới tính: ……………
Tên gọi khác: ……..
Sinh ngày ………… tháng ………… năm …………………. tại:…………..
Quốc tịch: ……….; Dân tộc: …………..; Tôn giáo: …………….
Nghề nghiệp: …………
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày………… tháng ………… năm ………………. Nơi cấp:
Nơi thường trú: ………
Nơi tạm trú: …………
Nơi ở hiện tại: ……….cho(1) ……………
có trách nhiệm chăm nom trong thời gian ông/bà: ………………………
bị tạm giữ/tạm giam tại: ………………………
Nơi nhận: – VKS………. ; – ………. ; – ….. ; – Hồ sơ 02 bản. | …………..
|
3. Hướng dẫn mẫu quyết định giao người thân thích của người bị tạm giam:
– Ghi tên cơ quan chủ quản
– Ghi tên cơ quan ban hành quyết định: Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Ví dụ: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
– Ghi số, ký hiệu văn bản
– Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm ban hành quyết định
– Ghi tên Thủ trưởng cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam
– Ghi tên người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam
– Ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố (tỉnh)
– Ghi tên của người bị tạm giữ, tạm giam
– Thủ trưởng ban hành quyết định ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
(*) Ghi rõ: Người thân thích khác hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam cư trú.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 119/2021/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.