Khi thực hiện việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc cần phải được thực hiện bằng quyết định do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định. Vậy mẫu quyết định chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc:
- 3 3. Hướng dấn soạn thảo mẫu quyết định chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc:
- 4 4. Một số quy định về áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc:
1. Mẫu quyết định chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc là gì?
Đối với những tối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo như quy định của pháp luật hiện hành là người từ mười tám tuổi trở lên khi đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, trị trấn mà vẫn còn nghiện, hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng do đối tượng không có nơi cư trú ổn định. Chính vì thế mà cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đây được xem là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc.
Mẫu quyết định về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc được lập ra với mục đích thể hiện ý chí của người ra quyết định về hoạt động chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc. Mẫu quyết định là cơ sở để cơ quan tiếp nhận việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với những người đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc. Mẫu quyết định nêu rõ nội dung quyết định, lý do chuyển hồ sơ…
2. Mẫu quyết định chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
UBND (H, TX, TP)………
ỦY BAN NHÂN DÂN (X, P, TT)…
————–
Số: …..
…., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc
THẨM QUYỀN BAN HÀNH
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của …….. (5);
Căn cứ Điều 8 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Căn cứ Khoản 1, Điều 1 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ;
Căn cứ hành vi vi phạm của: …..(6);
Xét đề nghị của ……(7),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với:
Họ và tên: …. Nam/nữ: ….
Tên gọi khác: ….
Sinh ngày: …/ …/………, tại: ….
Nguyên quán: ….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ….
Chỗ ở hiện nay: ….
Số CMND/Hộ chiếu: …. Ngày cấp: …. Nơi cấp: ….
Dân tộc…. Tôn giáo: …. Trình độ văn hóa: ….
Nghề nghiệp: ….
Nơi làm việc: ….
Lý do chuyển: ….
Tài liệu có trong hồ sơ: ….
Điều 2. Các ông, bà (cơ quan lập hồ sơ) có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện (thị xã, thành phố) (8)… … để xem xét chuyển qua Tòa án nhân dân huyện (thị xã, thành phố) (8)… xét ra quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 3. Quyết định này được gửi đến Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện (thị xã, thành phố) (8)…. xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người có tên nêu trên./.
Nơi nhận:
– Như Điều 2, 3;
– …;
– Lưu: VT,….
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dấn soạn thảo mẫu quyết định chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
(4) Địa danh.
(5) Ghi rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành quyết định.
(6) Ghi rõ tên người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
(7) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước đề nghị ra quyết định.
(8) Địa danh.
4. Một số quy định về áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc:
Các trường hợp bắt buộc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trước hết được điều chỉnh bởi
– Trường hợp 1: Đối tượng áp dụng biện pháp bắt buộc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện là người từ đủ 18 tuổi trở lên
Căn cứ theo Nghị định 136/2016/NĐ-CP, những đối tượng thuộc một trong ba trường hợp sau sẽ được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đối tượng là người có nơi cư trú ổn định, hay có thể hiểu theo cách khác là việc cơ quan có thẩm quyền có thể xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của đối tượng này và người thường xuyên sinh sống trên địa chỉ. Do đó, trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn do nghiện ma túy mà còn nghiện hoặc là người có nơi cư trú ổn định nhưng trong thời hạn một năm kể từ ngày hết thời hiện thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định về người có nơi cư trú ổn định nhưng bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phương, thị trấn do nghiện ma túy. Việc bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định. Tuy nhiê, đối tượng này lại trái ngược với trường hợp thứ nhất, người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định là người không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú hoặc có nơi đăng ký hộ khẩu, nơi đăng ký tạm trú nhưng không thường xuyên sinh sống trên địa chỉ này khiến cho việc tìm kiếm người nghiện trở lên khó khăn.
– Trường hợp 2: Đối tượng áp dụng biện pháp bắt buộc cai nghiện tại cơ sở cai nghiện là người từ đủ mười hai tuổi đến dưới mười tám tuổi
Căn cứ theo quy định tại
+ Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi: được cơ quan có thẩm quyền xác định là người nghiện ma túy đã được áp dụng biện pháp cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện. Chính vì thế mà đối với người nghiện ma túy kể cả là từ đủ mười tám tuổi hay từ đủ mười hai tuối đến dưới mười tám tuổi nhưng nếu không có nơi cư trú nhất định thì đều được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, địa điểm và cơ sở cai nghiện bắt buộc phải phù hợp với độ tuổi của người cai nghiện bắt buộc.
+ Ngoài ra thì người nghiện ma túy được xác định là người từ đủ mười hai tuổi đến dưới mười tám tuổi do chính bản thân hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc riêng phù hợp với độ tuổi của người cai nghiện.
Tuy nhiên, có thể thấy được rằng điểm khác biệt trong việc áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện giữa hai trường hợp trên là người cai nghiện ma túy thuộc độ tuổi từ đủ mười hai tuổi đến dưới mười tám tuổi không được coi là việc xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, quy định về việc đưa người từ đủ mười hai tuổi đến dưới mười tám tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trước đây còn gây nhiều tranh cãi và gây ra sự lúng túng trong việc thực hiện tại các địa phương khi có đối tượng này mắc nghiện và chưa xác định được việc giải quyết cho đối tượng này đi cai nghiện như thế nào?. Do đó, tại văn bản Hướng dẫn 1160/VKSTC-KSDTTA năm 2001 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn trên tinh thần thực hiện đúng quy định của Luật phòng, chống ma túy năm 2000. Tuy nhiên, có thể thấy một điều rằng pháp luật nước ta về phòng chống tham nhũng quy định rất chi tiết và cụ thể đối với từng trường hợp về việc đưa những đối tượng này vào cơ sở cái nghiện bắt buộc.
Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
– Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Hết đã hết hiệu lực);
– Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Hết đã hết hiệu lực).