Trong lĩnh vực hàng hải, khi có hành vi vi phạm hành chính xảy ra, cơ quan có thẩm quyền muốn giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan khác thì cần ra quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
- 4 4. Nguyên tắc của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính:
- 5 5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
1. Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là gì?
Theo quy định của pháp luật, việc xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, cơ quan Nhà nước sẽ quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính trong trường hợp cần thiết và phải theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Trong các trường hợp cụ thể khi muốn giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải thì cần lập mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải. Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải có những vai trò quan trọng và được sử dụng phổ biến trong thực tiễn.
Mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải. Mẫu nêu rõ tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên của văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 08/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
2. Mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
MQĐ 11
CƠ QUAN (1)
——
Số: ……./QĐ-CDTĐC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(2)…….., ngày …. tháng … năm …
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải*
Căn cứ Điều 54
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý, vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP);
Căn cứ (3)……… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (cơ quan, tổ chức) (1)
Tôi: ………….
Chức vụ (4): …………
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho ông (bà) có tên sau đây:
Họ và tên: ………….
Chức vụ: …………
Đơn vị công tác: ………..
1. Phạm vi được giao quyền (5): ………..
2. Nội dung giao quyền (6):………..
3. Thời hạn được giao quyền (7): ………….
4. Được thực hiện các thẩm quyền của quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, kể từ ngày ……/……./…….. đến ngày ……/……./…….
Điều 2. Trong khi tiến hành các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, ông (bà) có tên tại Điều 1 Quyết định này phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước pháp luật và trước người giao quyền xử phạt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. (Người đứng đầu bộ phận tổ, chức, bộ phận văn phòng của đơn vị), (người được giao quyền), chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Lưu: VT,…….
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
* Mẫu này được sử dụng để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giao quyền cho cấp phó quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp người ra quyết định là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ghi tên cơ quan theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội Vụ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.
(3) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên của văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
(4) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định.
(5) Ghi rõ giao quyền xử phạt vi phạm hành chính thường xuyên hay theo vụ việc quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính
(6) Ghi rõ thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính.
(7) Ghi cụ thể thời hạn được giao quyền (tính theo đơn vị thời gian tháng hoặc năm). Trường hợp giao quyền xử phạt vi phạm hành chính theo vụ việc thì không phải ghi thời hạn giao quyền.
(8) Ghi chức vụ của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Nguyên tắc của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính:
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định cùa pháp luật. Vi phạm hành chính là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 và các nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp phạm hành chính năm 2012, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
– Các chủ thể là các cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đấng, sự kiện bất ngờ, bất khả kháng hoặc người thực hiện hành vỉ vi phạm hành chính là người không cổ năng lực trách nhiệm hành chính hoặc chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lí phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật Việt Nam.
– Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lí thích hợp.
– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính; người bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền chửng minh không vi phạm hành chính.
– Một nguyên tắc cũng rất quan trọng nữa đó là đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức vi phạm cao gấp hai lần mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm.
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải:
Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải ra đời và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/02/2018 đã đưa ra các quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được giao cho các lực lượng thuộc Thanh tra giao thông vận tải, cảng vụ hàng hải, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, công an.
– Theo quy định của Nghị định thì Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
– Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hàng hải Việt Nam ngoài quyền phạt cảnh cáo còn có quyền:
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Giao thông vận tải có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 70.000.000 đồng.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 70.000.000 đồng.
– Cũng theo Nghị định, thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải ngoài các quyền của các chức danh trên còn có quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
– Đối với các lực lượng thuộc Cảng vụ hàng hải, Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.
– Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cảng vụ hàng hải có quyền:
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng.
– Về thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định rõ: Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 100,000.000 đồng.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
– Còn với thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Cần lưu ý rằng căn cứ theo quy định của Nghị định 142/2017/NĐ-CP bên cạnh việc các chủ thể phải chịu xử phạt hành chính, các đối tượng vi phạm còn phải thực hiện khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Nghị định 142/2017/NĐ-CP.