Khi tiến hành phiên toà hình sự giám đốc thẩm thì không thể thiếu được biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm. Vậy mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm là gì?
Mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành phiên tòa hình sự giám đốc thẩm, do thư ký phiên tòa ghi lại. Mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm nêu rõ thông tin về giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm diễn ra phiên tòa hình sự giám đốc thẩm, thành phần tham gia tố tụng, thủ tục bắt đầu phiên tòa ,…
Mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm là mẫu biên bản được dùng để ghi lại những sự kiện diễn ra trong khi phiên hoà hình sự giám đốc thẩm. Giám đốc thẩm là một thủ tục có đặc thù riêng so với xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Tính chất của giám đốc thẩm không phải là hoạt động xét xử vụ án mà là hoạt động xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
2. Mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________
TÒA ÁN(1)……….
____________
BIÊN BẢN
PHIÊN TÒA HÌNH SỰ GIÁM ĐỐC THẨM
Vào hồi……. giờ……. phút ngày……. tháng……. năm(2)
Tại:(3)
Tòa án(4)
Mở phiên tòa giám đốc thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo(5)
Đã bị Tòa án (6)…………….. kết án về tội (các tội)(7)………………..
Theo điểm (các điểm)…….khoản (các khoản)………Điều (các điều)……… của Bộ luật Hình sự với mức hình phạt(8)………..
Do có kháng nghị của:(9)…….
Vụ án được xét xử(10)
I. Những người tiến hành tố tụng(11)
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)
Thẩm phán: Ông (Bà)……
Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)……….
Đại diện Viện kiểm sát……tham gia phiên tòa:
Ông (Bà) Kiểm sát viên.
Ông (Bà) Kiểm sát viên.
II. Những người tham gia tố tụng
– Người bị kết án(12):……sinh ngày….tháng….năm…..tại…………….; nơi cư trú:……..; nghề nghiệp………; trình độ văn hoá…….; dân tộc: ………; giới tính:…….; con ông……. và bà…; có vợ (chồng) và…… con; tiền sự………; tiền án……; nhân thân……….; đang….
– Người bào chữa cho người bị kết án:(13)
Ông (Bà)
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị:(14)
– Những người tham gia tố tụng khác:(15)
III. Phần thủ tục bắt đầu phiên tòa
1. Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa.
2. Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng giám đốc thẩm về sự có mặt, vắng mặt của các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát.
3. Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập hoặc được mời và lý do vắng mặt (nếu có).
4. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy mời của Tòa án; kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.
5. Chủ tọa hỏi người kháng nghị có bổ sung, thay đổi kháng nghị (nếu chưa hết thời hạn kháng nghị) hay không.
IV. Phần tranh tụng tại phiên tòa:(16)
1. Thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung của kháng nghị:
2. Hỏi và trả lời tại phiên tòa:(17)
3. Tranh luận tại phiên tòa:(18)
Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.
Phiên tòa kết thúc vào hồi…… giờ……phút ngày…….tháng…….năm………
THƯ KÝ GHI BIÊN BẢN PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm:
(1) nếu là
(2) ghi giờ, ngày, tháng, năm giám đốc thẩm vụ án hình sự.
(3) ghi địa điểm nơi tiến hành phiên tòa (ví dụ: Tại trụ sở Tòa án nhân cấp cao tại Hà Nội).
(4) ghi tên Tòa án giám đốc thẩm vụ án.
(5) nếu vụ án có nhiều bị cáo thì ghi đầy đủ họ tên bị cáo đầu vụ và đồng phạm (ví dụ: Nguyễn Văn A và đồng phạm). Nếu bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên pháp nhân thương mại.
(6) ghi tên Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị.
(7) và (8) ghi cụ thể tội danh và hình phạt mà Tòa án đã quyết định.
(9) ghi chức danh của người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Ví dụ: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(10) ghi vụ án được xét xử công khai hay xử kín.
(11) ghi đầy đủ họ tên của các Thẩm phán, Thư ký phiên tòa; ghi tên của Viện kiểm sát và họ tên của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu vụ án do Tòa án quân sự giải quyết thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm.
(12) nếu vụ án có nhiều người bị kết án thì ghi đầy đủ họ tên người bị kết án đầu vụ và đồng phạm (ví dụ: Nguyễn Văn A và đồng phạm). Nếu người bị kết án là pháp nhân thương mại thì ghi tên pháp nhân thương mại.
(13) nếu có người bào chữa thì ghi đầy đủ họ tên của người bào chữa và họ tên của người bị kết án được bào chữa; nếu người bào chữa là luật sư thì ghi luật sư của
(14) nếu có người nào tham gia tố tụng thì ghi đầy đủ họ tên. Trường hợp bị hại là người bị xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và là người dưới 18 tuổi, thì nhất thiết phải ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh của người bị hại; nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi có mặt và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi vắng mặt.
(15) ghi đầy đủ họ tên của những người tham gia tố tụng khác.
(16), (17) và (18) ghi diễn biến phiên tòa theo trình tự trình bày ý kiến, tranh luận.
Cần lưu ý: Nếu phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày, thì kết thúc mỗi ngày cần ghi “Hội đồng xét xử tạm nghỉ” và khi tiếp tục phiên tòa cần ghi “Ngày…tháng…năm…, Hội đồng xét xử tiếp tục phiên tòa”.
4. Quy định của pháp luật về phiên tòa hình sự giám đốc thẩm:
– Thẩm quyền giám đốc thẩm: (Điều 382 BLTTHS năm 2015)
+ Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị. Hội đồng toàn thể Ủy ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân quy định tại khoản 1 Điều 382 BLTTHS năm 2015 nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
+ Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Ủy ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao làm chủ tọa phiên tòa . Quyết định của Hội đồng toàn thể Ủy ban thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Ủy ban thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà thì Hội đồng toàn thể Ủy ban thẩm phán phải mở phiên toà xét xử lại vụ án.
+ Ủy ban thẩm phán Toà án quân sự trung ương giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án quân sự cấp quân khu, tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị. Khi xét xử giám đốc thẩm thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Ủy ban thẩm phán Tòa án quân sự trung ương tham gia, do Chánh án Toà án quân sự trung ương làm chủ toạ phiên tòa. Quyết định của Ủy ban thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Ủy ban thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà thì Ủy ban thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
+ Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng hội đồng xét xử gồm năm thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bị kháng nghị.
+ Hội đồng toàn thể Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 382 BLTTHS năm 2015 nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng hội đồng xét xử gồm năm thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
+ Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thế Uỷ ban thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thế Uỷ ban thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
+ Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau thì Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
– Khác với phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm, tại phiên tòa giám đốc thẩm, tòa án thường không bắt buộc phải triệu tập những người tham gia tố tụng đến phiên tòa mà chỉ triệu tập khi cần thiết. Theo Điều 383 BLTTHS năm 2015 thì phiên toà giám đốc thẩm phải có sự tham gia của viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.
– Phiên tòa giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm hồ sơ vụ án. Khác với phạm vi xét xử phúc thẩm, hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.
– Cơ sở pháp lý: