Đối với một vụ án thì cần phải có đầy đủ các tài liệu chứng cứ thì Tòa án mới có thể xét xử một vụ án chính xác, đúng người, đúng tội nhất. Trong trường hợp vụ án đó còn thiếu hồ sơ chứng cứ thì Tòa án sẽ ra thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ. Vậy mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ:
- 4 4. Một số quy định về yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ:
- 4.1 4.1. Quy định tại điều 284 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:
- 4.2 4.2. Tại sao phải yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu?
- 4.3 4.3. Quy định về trình tự, thủ tục yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu:
- 4.4 4.4. Chế tài xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án:
1. Mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ là gì?
Chứng cứ được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Để thu thập chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
Mẫu số 35-HS:
2. Mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ:
Mẫu số 35-HS: Mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ được ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
TÒA ÁN……….(1)
_______
Số:…../….. (2)/TB-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________
………, ngày….. tháng….. năm……
THÔNG BÁO
YÊU CẦU BỔ SUNG TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ
Căn cứ Điều 45 và Điều 284 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số:…/…/TLST-HS ngày…tháng…năm…;
Xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Tòa án(3)…….. yêu cầu Viện kiểm sát(4)……….bổ sung các tài liệu, chứng cứ sau: (5)………
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được Thông báo này, Viện kiểm sát gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung. Trường hợp Viện kiểm sát không cung cấp được thì đề nghị thông báo bằng văn bản cho Tòa án và nêu rõ lý do.
Nơi nhận:
– Viện kiểm sát (6)…;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ:
(1) và (3) ghi tên
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Thông báo (ví dụ: 16/2017/TB-TA).
(4) và (6) ghi tên Viện kiểm sát cùng cấp.
(5) nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổ sung.
4. Một số quy định về yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ:
4.1. Quy định tại điều 284 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 :
Theo như quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì Tòa án có quyền yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ
– Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên tòa yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung.
– Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ phải bằng văn bản, nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra văn bản yêu cầu.
– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung. Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
4.2. Tại sao phải yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu?
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng, có vi phạm thủ tục tố tụng, bị can phạm vào tội khác hoặc có đồng phạm khác, thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trao đổi với Kiểm sát viên để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc có thể bổ sung được tại phiên tòa mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Nếu Kiểm sát viên và Thẩm phán chưa thống nhất ý kiến, thì báo cáo lãnh đạo liên ngành xem xét cho ý kiến về việc giải quyết vụ án. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Hội đồng xét xử làm rõ những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Trong trường hợp phát sinh những vấn đề mới hoặc phức tạp mà không bổ sung được, thì Hội đồng xét xứ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
4.3. Quy định về trình tự, thủ tục yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu:
Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ phải bằng văn bản, nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổ sung và gửi cho Viện kiêm sát cùng cấp ttong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra văn bản yêu cầu.
Thời hạn bổ sung chứng cứ, tài liệu
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu câu của Tòa án, Viện kiểm sát gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung. Nếu Viện kiểm sát không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.
Ý nghĩa về việc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu
Việc yêu cầu này nhằm đảm bảo mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
4.4. Chế tài xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 252 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ bằng hoạt động “Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án;”
Theo như quy định tại Điều 382, 383
Tuy nhiên bị hại không cung cấp tài liệu, giấy tờ liên quan đến thiệt hại mặc dù đã được các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cung cấp. Vấn đề này gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng mà không có chế tài ràng buộc trách nhiệm của người bị thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra nên không có cơ sở, chứng cứ để giải quyết vụ án.
Như vậy việc các tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân không hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc cung cấp tài liệu liên quan đến vụ vụ gây rất nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và Tòa án nói riêng trong việc thu thập, xác minh chứng cứ thì sẽ bị xử lý theo như quy định của pháp luật hiện hành như đã nêu ra ở trên.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao