Việc nộp thuế phải được tiến hành theo quy định tại Luật quản lý thuế để cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Pháp luật còn quy định cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra, thanh tra thuế để tránh các trường hợp vi phạm hoặc có tham nhũng xảy ra.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định về việc thanh tra (kiểm tra) thuế là gì?
Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.
Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức cao hơn, hoan thiện hơn
Mẫu số 03/KTTT: Quyết định về việc thanh tra (kiểm tra) thuế là mẫu văn bản được ban hành từ cơ quan quản lý thuế quyết định về việc thanh tra (kiểm tra) thuế đối với người nộp thuế. Trong mẫu quyết định phải nêu rõ các căn cứ ra quyết định thanh tra, thời điểm kiểm tra và hội đồng tham gia vào thanh tra thuế,.
Mẫu số 03/KTTT: Quyết định về việc thanh tra (kiểm tra) thuế là mẫu quyết định được lập ra của cơ quan cóp thẩm quyền quản lý thuế với mục đích quyết định việc thanh tra (kiểm tra) thuế đối với người nộp thuế dựa trên các căn cứ theo luật và xét theo đề nghị thanh tra của đối tượng đề nghị
2. Mẫu số 03/KTTT: Quyết định về việc thanh tra (kiểm tra) thuế:
Nội dung cơ bản của mẫu số 03/KTTT: Quyết định về việc thanh tra (kiểm tra) thuế như sau:
Mẫu số: 03/KTTT
(Ban hành kèm theo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH
Số: …
…., ngày………. tháng …….. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
Về việc kiểm tra (hoặc thanh tra) thuế tại ….(tên người nộp thuế)……..
CHỨC DANH THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ RA QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu là cuộc thanh tra);
Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh thuế, Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quyết định số ……….. ngày …/…/… của ………………… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế/Cục thuế/Chi cục thuế;
Căn cứ Quyết định số …………. ngày …/…/… của……. phê duyệt Kế hoạch ……; (nếu là cuộc kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch)
Hoặc:
Căn cứ chỉ đạo của …….. ngày …/…/… về việc ….; (nếu là cuộc kiểm tra, thanh tra đột xuất)
Xét đề nghị của ……….;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Kiểm tra (hoặc thanh tra) thuế tại ……….(tên người nộp thuế)………., Mã số thuế: ………. về các nội dung sau:
– ………
– ……….
Thời kỳ kiểm tra (hoặc thanh tra):
Điều 2: Thành lập Đoàn kiểm tra (hoặc thanh tra) để thực hiện nhiệm vụ ghi tại Điều 1 gồm có:
– Ông (bà)……….. – Chức vụ……….. – Trưởng đoàn;
– Ông (bà)……….. – Chức vụ……….. – Thành viên;
– Ông (bà)……….. – Chức vụ……….. – Thành viên;
– Ông (bà)……….. – Chức vụ……….. – ……….
Thời hạn kiểm tra (hoặc thanh tra) là ……ngày làm việc, kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra (hoặc thanh tra).
Đoàn kiểm tra (hoặc thanh tra) có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 80 (hoặc Điều 85) của Luật Quản lý thuế.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Ông/bà/tổ chức được kiểm tra (hoặc thanh tra) có tên tại Điều 1 và Đoàn kiểm tra (hoặc thanh tra) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– ……..
– Lưu: VT; Bộ phận kiểm tra (hoặc thanh tra)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KÝ QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 03/KTTT: Quyết định về việc thanh tra (kiểm tra) thuế:
– Tên cơ quan ban hành quyết định
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu quyết định
– Nội dung quyết định
– Ký xác nhận quyết định
4. Một số quy định liên quan đến thanh tra thuế:
Căn cứ vào Điều 3 của
Thứ nhất, về đối tượng của thanh tra nhà nước:
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
– Đối tượng Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Đối tượng thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực cơ quan thực hiện.
Thứ hai, về đối tượng thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, nội dung của việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
+ Người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp và các trường hợp kiểm tra trước khi hoàn thuế theo quy định.
+ Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành.
Pháp luật quản lý thuế quy định về những nội dung trong hoạt động thanh tra thuế, cụ thể:
Thanh tra thuế bao gồm thanh tra người nộp thuế và thanh tra nội bộ ngành Thuế.
– Về đối tượng thanh tra thuế, pháp luật có phân biệt rõ hai loại thanh tra thuế là thanh tra theo kế hoạch và không theo kế hoạch.
Thanh tra theo kế hoạch chỉ được áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy định phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần.
Còn đối với thanh tra không theo kế hoạch được áp dụng cho các đối tượng là:
+ Người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế.
+ Thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, cơ quan thành tra thuế thực hiện các biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế như xét thấy việc người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến tổ chức, cá nhân khác hoặc khi dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế có tính chất phức tạp.
Các biện pháp áp dụng cho việc thanh tra bao gồm: Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế; tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế; khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Cơ quan thanh tra đưa ra kết luận thanh tra thuế gồm các nội dung:
Theo Điều 119 Luật quản lý thuế 2019 quy định cụ thể như sau:
– Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế.
Kết luận thanh tra thuế của cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo có các nội dung chính sau đây:
– Đánh giá của cơ quan đối với việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc đối tượng thanh tra theo kế hoạch hay thanh tra không theo kế hoạch trong nội dung thanh tra thuế;
– Kết luận về nội dung được thanh tra thuế là đoàn thanh tra áp dụng thanh tra tại trụ sở của cơ quan thuế hay thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.;
– Trong trường hợp thanh tra có xác định được lỗi vi phạm thì nội dung kết luận phải xác định rõ tính chất vi phạm , mức độ vi phạm, nguyên nhân vi phạm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải thực hiện đối với các lỗi vi phạm đó;
– Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật dựa trên căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra
– Trong quá trình ra văn bản kết luận, quyết định xử lý, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình.
Như vậy, việc cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền kiểm tra thuế hoặc thanh tra thuế theo các nguyên tắc quy định tại Luật quản lý thuế đối với các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp là người nộp thuế là doanh nghiệp có phạm vi kinh doanh rộng, đa dạng; trường hợp phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thanh tra theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan trong trường hợp có khiếu nại tố cáo hoạt động nộp thuế.