Kháng cáo là một trong những quyền của công dân, không những thế nó còn là một trong những căn cứ để phiên tòa xét xử sơ thẩm diễn ra. Khi Tòa án nhận đơn kháng cáo của các cá nhân hay tổ chức thì cần làm giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án hành chính.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án hành chính là gì?
Trong bất cứ một vụ án nào, dơn kháng cáo đều là văn bản quan trọng thể hiện ý kiến phản đối một phần hoặc toàn bộ bản án do
Mẫu số 25-HC: Giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án hành chính là mẫu giấy xác nhận được tòa án nhân dân lập ra nhằm mục đích để đưa ra xác nhận về việc đã nhận đơn kháng cáo vụ án hành chính của các cá nhân, tổ chức. Mẫu giấy xác nhận nêu rõ thông tin về Tòa án nhân dân có bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, nội dung xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án hành chính,… Mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án hành chính được ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng hành chính.
2. Mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án hành chính:
Mẫu số 25-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)
Số:…./…../GXN-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
…., ngày….tháng…năm…
GIẤY XÁC NHẬN
ĐÃ NHẬN ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: (2)…………
Địa chỉ: (3)………….
Tòa án nhân dân ………. đã nhận được đơn kháng cáo đề ngày…..tháng…..năm…… của (4) ……… nộp trực tiếp (hoặc do tổ chức dịch vụ bưu chính hoặc Tòa án cấp phúc thẩm chuyển đến) ngày…..tháng…..năm……
Kháng cáo bản án (quyết định) sơ thẩm số ……./……. (5)/HC-ST ngày…..tháng…..năm…… của Tòa án nhân dân (6) …..
Tòa án sẽ tiến hành xem xét đơn kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án hành chính:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân có bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân, thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo); nếu người kháng cáo là người được đương sự uỷ quyền thì ghi họ tên của người được uỷ quyền và ghi rõ đại diện theo uỷ quyền của ai theo giấy uỷ quyền ngày….tháng….năm….nào (ví dụ: Kính gửi: Ông Trần Văn B là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty TNHH C theo giấy uỷ quyền ngày 10-02-2017). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Kính gửi: Công ty TNHH Hoàng Giang có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).
(4) Nếu là cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà;…); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).
(5) Ghi đầy đủ số, năm ra bản án (quyết định) sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó.
(6) Ghi tên Tòa án nhân dân có bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo theo hướng dẫn tại điểm (1).
4. Một số quy định về kháng cáo:
4.1. Kháng cáo là gì?
Theo quy định của pháp luật, kháng cáo bản án quyết định của Tòa án là Việc những người tham gia tố tụng không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, trong thời hạn mà pháp luật quy định để gửi đơn đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại toàn bộ hoặc một phần bản án chưa có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, ta có thể hiểu kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là quyền theo luật định của các đương sự trong vụ án.
Kháng cáo là một trong những hành vi tố tụng, và chỉ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa án và không đồng ý với bản án, quyết định này thì sẽ làm đơn kháng cáo yêu cầu tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
Kháng cáo là hành vi tố tụng được thực hiện sau khi xét xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.
Kháng cáo có thể được thực hiện trong cả tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.
4.2. Chủ thể thực hiện kháng cáo:
Theo quy định của pháp luật, các chủ thể thực hiện kháng cáo bao gồm:
– Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
– Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
– Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
4.3. Phạm vi kháng cáo:
Theo quy định của pháp luật, phạm vi kháng cáo được quy định cụ thể như sau:
– Bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án.
– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
– Về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
5. Thủ tục kháng cáo:
Thủ tục kháng cáo được thực hiện thao các bước sau đây:
– Bước 1: Các cá nhân hoặc tổ chức gửi đơn kháng cáo hoặc kháng cáo trực tiếp:
Người kháng cáo sẽ tiến hành gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Nếu bị cáo đang bị tạm giam thì Trưởng Nhà tạm giữ hoặc Giám thị Trại tạm giam tiếp nhận đơn kháng cáo và có nghĩa vụ giao lại đơn cho Tòa án sơ thẩm đã ra bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Nếu không làm đơn hoặc không thể làm đơn kháng cáo, người kháng cáo có thể tiến hành trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo của mình.
– Bước 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn kháng cáo:
Tòa án cấp sơ thẩm sau khi tiếp nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo phải tiến hành thủ tục vào sổ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu người viết đơn kháng cáo thuộc trường hợp là người không có quyền kháng cáo thì trong vòng ba ngày kể từ ngày nhận được đơn, Tòa án có thẩm quyền sau khi tiếp nhận đơn trả lại đơn cho người kháng cáo đồng thời
Cũng cần lưu ý việc trả lại đơn kháng cáo của Tòa án có thể bị khiếu nại trong thời hạn bảy ngày tính từ ngày nhận được thông báo và cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành.
– Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án và tiến hành xét xử theo thủ tục phúc thẩm:
Cơ quan Tòa án có thẩm quyền ra thông báo thụ lý vụ án và tiến hành các bước chuẩn bị xét xử và xét xử theo quy định của bộ luật liên quan.