Bên cạnh hoạt động nghiệm thu cấp cơ sở thì nghiệm thu cấp quản lý cũng là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động điều tra địa chất khoáng sản. Đối với công trình khoan máy, thì khi tiến hành nghiệm thu cấp quản lý, các chủ thể nghiệm thu sẽ sử dụng Phiếu nghiệm thu công trình khoan máy (nghiệm thu cấp quản lý).
Mục lục bài viết
1. Phiếu nghiệm thu công trình khoan máy (nghiệm thu cấp quản lý) là gì?
Tại điểm b, Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 26/2019/TT-BTNMT quy định như sau:
“3. Nghiệm thu được chia làm 2 cấp gồm nghiệm thu cấp cơ sở và nghiệm thu cấp quản lý:
b) Nghiệm thu cấp quản lý do cơ quan quản lý tiến hành. Kết quả nghiệm thu là cơ sở để thanh toán và quyết toán kinh phí theo niên độ và nhiệm vụ hoàn thành.”
Từ quy định trên thì có thể hiểu nghiệm thu cấp quản lý được tiến hành sau khi đã thực hiện nghiệm thu cấp cơ sở, hay nghiệm thu cấp cơ sở chính là tiền đề để tiến hành hoạt động nghiệm thu cấp quản lý. Quy định này áp dụng đối với mọi hoạt động, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư. Nên có thể hiểu nghiệm thu công trình khoan máy chính là hoạt động nghiệm thu sau khi tiến hành nghiệm thu công trình khoan máy cấp cơ sở, đây chính là cơ sở để thanh toán, quyết toán kinh phí của công trình khoan máy.
Phiếu nghiệm thu công trình khoan máy (Nghiệm thu cấp cơ sở) sẽ do chủ thể tiến hành nghiệm thu cấp quản lý- cơ quan quản lý lập khi tiến hành hoạt động nghiệm thu cấp quản lý công trình khoan máy trong lĩnh vực điều tra địa chất khoáng sản.
Phiếu nghiệm thu công trình khoan máy được dùng để ghi lại kết quả của quá trình nghiệm thu công trình khoan máy tại cấp quản lý. Trong văn bản này thể hiện các nội dung như chủ thể tham gia nghiệm thu, kết quả đạt được của công trình, đánh giá kết quả đạt được của công trình khoan máy,….
2. Quy định về hoạt động nghiệm thu công trình, và nghiệm thu công trình khoan máy cấp quản lý:
Chủ thể trực tiếp tiến hành nghiệm thu công trình khoan máy cấp quản lý đó chính là Hội đồng nghiệm thu cấp quản lý, đây là Hội đồng do Thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định thành lập. Hội đồng nghiệm thu cấp quản lý gồm có Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, Thư ký và một số Ủy viên có chuyên môn về quản lý, kỹ thuật, kế hoạch, tài chính phù hợp với công trình khoan máy được nghiệm thu, lưu ý là trong chuyên môn không quá 2 ủy viên Hội đồng. Hội đồng này sẽ không có đơn vị thi công và chủ nhiệm đề án tham gia, đơn vụ chủ trì, đơn vị phối hợp (đã thực hiện nghiệm thu cấp cơ sở) tham gia.
Về thủ tục, trình tự nghiệm thu cấp quản lý thì sau khi hoàn thành xong nghiệm thu cấp cơ sở công trình khoan máy, đơn vị chủ trì có đề nghị nghiệm thu bằng văn bản, kèm theo hồ sơ nghiệm thu cơ sở đã được thực hiện trước đó về đơn vị giúp việc của đơn vị quản lý
Sau khi nhận được văn bản đề nghị, Thủ trưởng cơ quan quản lý thành lập hội đồng nghiệm thu cấp quản lý công trình khoan máy và
Hội đồng tiến hành nghiệm thu công trình khoan máy khi có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số Ủy viên theo quyết định thành lập Hội đồng. Đây là điểm khác biệt giữa nghiệm thu cấp quản lý và nghiệm thu cấp cơ sở, vì trong nghiệm thu cấp cơ sở không có yêu cầu về tối thiểu thành viên tham gia tiến hành nghiệm thu. Chủ nhiệm đề án, đơn vị thi công công trình khoan máy báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện đề án và các kết quả đạt được về công trình khoan máy. Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp báo cáo kết quả nghiệm thu cấp cơ sở của công trình khoan máy.
Các Ủy viên Hội đồng tiến hành nghiệm thu xác suất các hạng mục công việc của công trình khoan máy theo phân công của Chủ tịch Hội đồng và lập các phiếu nghiệm thu. Hội đồng nghiệm thu sẽ tiến hành họp khi thực hiện xong hoạt động nghiệm thu. Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, Chủ nhiệm đề án, đơn vị thi công sẽ tham gia cuộc họp của Hội đồng nghiệm thu này và để thảo luận và thông qua
Hội đồng thành lập hồ sơ nghiệm thu theo quy định gồm Phiếu nghiệm thu công trình khoan máy; phiếu nghiệm thu công trình khai đào; phiếu nghiệm thu hạng mục công việc, sản phẩm; Biên bản nghiệm thu cấp quản lý cùng bảng xác định khối lượng, giá trị công việc được nghiệm thu, thanh toán. Sau đó Hội đồng nghiệm thu cấp quản lý có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý kết quả nghiệm thu.
Trong quá trình nghiệm thu, trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể tổ chức kiểm tra thực địa. Việc kiểm tra thực địa được thực hiện kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra định kỳ. Theo đó thì thủ trưởng cơ quan quản lý tiến hành thành lập đoàn kiểm tra đồng thời thông báo cho đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp về kế hoạch và nội dung kiểm tra. Sau khi được thông báo thì đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện đề án địa chất có tiến hành lập báo cáo về tình hình thực hiện đề án theo nội dung đã được thông báo, trình đoàn kiểm tra,…
3. Phiếu nghiệm thu công trình khoan máy (nghiệm thu cấp quản lý) và soạn thảo phiếu:
Phiếu nghiệm thu công trình khoan máy (nghiệm thu cấp quản lý) được quy định là Mẫu số 15: Phiếu nghiệm thu công trình khoan máy (nghiệm thu cấp quản lý) được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 26 /2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thẩm định, phê duyệt đề án, báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Mẫu Phiếu nghiệm thu như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CƠ QUAN QUẢN LÝ
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
——-
Số:………/NTQL
Địa danh, ngày … tháng … năm …
PHIẾU NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH KHOAN MÁY*
Ký hiệu lỗ khoan:…….. Đề án……, năm…… (1)
A. Thành phần tham gia nghiệm thu:
1. Ủy viên Hội đồng nghiệm thu: ghi đầy đủ danh sách UVHĐ tham gia nghiệm thu công trình khoan (họ tên, học vị, chức vụ, đơn vị công tác, chức danh trong Hội đồng).
2. Chủ nhiệm đề án (hoặc Chủ nhiệm đề án thành phần):
3. Đại diện đơn vị chủ trì:
4. Đơn vị thi công:
– Đại diện đơn vị thi công:
– Kỹ thuật địa chất:
B. Kết quả nghiệm thu
1. Thông tin chung:
– Khởi công: ngày ….tháng…..năm…….; kết thúc: ngày ….tháng…..năm……. (2)
– Độ sâu kết thúc: ……… (3)
– Lý do kết thúc: ……….. (4)
– Tài liệu kèm theo (ghi cụ thể từng loại tài liệu được thành lập, số lượng). Ví dụ: sổ theo dõi khoan; cột địa tầng lỗ khoan; ảnh chụp vị trí LK, khay mẫu, ảnh nghiệm thu thực địa (nếu có);…,
2. Chất lượng khoan: đạt, chưa đạt, không đạt đối với từng mục dưới đây:
– Sự phù hợp về vị trí và phương vị lỗ khoan so với thiết kế:………
– Chất lượng khoan: đánh giá chất lượng thi công khoan thông qua việc kiểm tra chất lượng mẫu lõi khoan khi qua các tầng đất đá, quặng.
– Công tác lấy mẫu: đánh giá sự phù hợp, cần thiết của việc lấy các loại mẫu phân tích, cách lấy, bảo quản, vận chuyển mẫu, …..….
– Các đánh giá khác: ………
3. Các công tác kỹ thuật đã được thực hiện tại lỗ khoan (ghi rõ từng phương pháp và đánh giá chất lượng của từng dạng công việc):
– Đo địa vật lý lỗ khoan: …..…….
– Nghiên cứu ĐCTV-ĐCCT: ………
4. Chất lượng thu thập và thành lập tài liệu: ………
5. Khối lượng nghiệm thu:
TT | Chiều sâu (m) | Đường kính lỗ khoan (mm) | Khối lượng thực hiện (m) | Khối lượng được nghiệm thu (m) | Cấp đất đá (được nghiệm thu) | |
Từ | Đến | |||||
1 |
|
|
|
|
|
|
6. Các yếu tố địa chất làm thay đổi giá dự toán so với thực tế: (5)
7. Khối lượng không được thanh toán:………….mét (6)
Nguyên nhân:………
8. Kết luận chung về mức độ hoàn thành công trình và đề nghị thanh toán:
(7)
Chủ nhiệm đề án
(Ký, họ tên)
Đại diện đơn vị thi công
(Ký, họ tên)
Đại diện đơn vị chủ trì
(Ký, họ tên)
Ủy viên Hội đồng
(Ký, họ tên)
* Biên bản này được sử dụng cho nghiệm thu cấp quản lý để nghiệm thu xác suất công trình khoan máy.
* Lập Phiếu nghiệm thu công trình khoan máy (nghiệm thu quản lý)
(1) Ghi các thông tin về lỗ khoan được nghiệm thu
(2) Ghi thời gian tiến hành thi hành công trình khoan máy
(3) Ghi độ sâu kết thúc của mũi khoan
(4) Ghi lý do kết thúc mũi khoan
(5) Ghi các nguyên nhân về địa chất làm thay đổi giá dự toán so với thực tế khi thực hiện công trình khoan máy
(6) Ghi khối lượng không được thanh toán của công trình khoan máy
(7) Tổng hợp lại các đánh giá, kết luận về công trình khoan máy