Việc sinh hoạt đảng luôn được Nhà nước ta quan tâm và đề cao. Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt đảng nội bộ ra đời trong hoàn cảnh đó và được sử dụng phổ biến. Vậy, giấy giới thiệu sinh hoạt đảng nội bộ có nội dung như thế nào và được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt đảng nội bộ là gì?
Việc sinh hoạt Đảng nội bộ là hình thức hoạt động và lãnh đạo chủ yếu của các chi bộ. Sinh hoạt chi bộ không chỉ quyết định sức sống của chi bộ, mà còn biểu hiện năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở đơn vị, từ đó đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Chính bởi vì vậy mà việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ luôn là một vấn đề quan trọng phải làm thường xuyên của công tác xây dựng Đảng ở cơ sở. Đảng ta cũng đã ban hành nhiều văn bản và biểu mẫu quy định về sinh hoạt Đảng nội bộ. Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt đảng nội bộ là một trong số đó và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt đảng nội bộ là mẫu giấy giới thiệu được lập ra nhằm mục đích để giới thiệu sinh hoạt đảng nội bộ. Mẫu giấy giới thiệu nêu rõ thông tin đảng viên được giới thiệu sinh hoạt đảng, nội dung giới thiệu, đề nghị giới thiệu sinh hoạt Đảng cho đồng chí được giới thiệu, thông tin cơ quan tiếp nhận giấy giới thiệu sinh hoạt đảng nội bộ,… Sau khi hoàn thành việc lập mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt đảng nội bộ đồng chí thay mặt chi ủy chi bộ cần ký và ghi rõ họ tên để mẫu giấy giới thiệu có giá trị.
2. Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt đảng nội bộ:
ĐẢNG BỘ CHI BỘ CƠ SỞ …………
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
GIẤY GIỚI THIỆU SINH HOẠT ĐẢNG NỘI BỘ
Số TĐV……
Số LL….……
Số SĐV……
Kính gửi:………………………
Đề nghị giới thiệu S.H.Đ cho đồng chí……………….bí danh……
Sinh ngày….tháng….năm…., vào Đảng ngày……tháng…..năm…….
Chính thức ngày…..tháng….. năm…..đã đóng đảng phí hết tháng……… được sinh hoạt đảng ở chi bộ……
……., ngày…tháng…năm…
T.M CHI UỶ CHI BỘ………
Số……………….GTSHĐ KÍNH CHUYỂN …………………………………… Đề nghị nhận và GTSHĐ cho đồng chí………………………………… Ngày……tháng…… năm……… T.M ĐẢNG UỶ BỘ PHẬN…………………… | Số……………….GTSHĐ KÍNH CHUYỂN ……………………………………… Đề nghị nhận và GTSHĐ cho đồng chí…………………………………… Ngày……tháng…… năm……… T.M ĐẢNG UỶ CƠ SỞ…………………… |
Số……………….GTSHĐ KÍNH CHUYỂN CHI UỶ CHI BỘ………………… Để giới thiệu cho đồng chí………… được sinh hoạt đảng…………………… Ngày……tháng…… năm……… T.M ĐẢNG UỶ BỘ PHẬN……… | Số SĐV………………. CHI UỶ CHI BỘ Đã nhận và báo cho đồng chí………… được sinh hoạt đảng kể từ ngày…… tháng…… năm…….. T.M CHI UỶ CHI BỘ…………… Ghi xong chuyển giấy này lên văn phòng Đ.U.C.S |
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt đảng nội bộ:
– Nêu rõ thông tin Đảng chi bộ cơ sở.
– Tên biên bản: Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng nội bộ.
– Số TĐV: Ghi theo số trong thẻ đảng được đổi hoặc phát thẻ đảng viên mới của đảng viên.
– Số LL: Ghi theo số lý lịch của đảng viên.
– Số SĐV…: Ghi theo thứ tự trong danh sách đảng viên của chi bộ.
– Số…. GTSHĐ: Ghi theo số thứ tự trong sổ giới thiệu sinh hoạt đảng của đảng bộ.
– Mục “đã đóng đảng phí hết tháng”: Ghi giấy giới thiệu sinh hoạt đảng cho đảng viên tháng nào thì thu tiền đảng phí hết tháng đó.
– Mục “kính gửi”, “kính chuyển” hoặc “thay mặt (T/M)”: ghi là “chi ủy chi bộ…”; hoặc “Ban Thường vụ…”; hoặc “Đảng ủy…”; hoặc- “Ban tổ chức…”; “Phòng chính trị…”. Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên và đóng dấu của cấp ủy, hoặc của cơ quan tổ chức, hoặc của cơ quan chính trị theo quy định.
– Mục hồ sơ kèm theo: Giao cho đảng viên chuyển sinh hoạt đảng mang theo tài liệu nào trong hồ sơ đảng viên thì ghi vào mục “Hồ sơ kèm theo” trong giấy giới thiệu sinh hoạt đảng loại tài liệu đó.
4. Quy định của pháp luật về thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng:
4.1. Các trường hợp Đảng viên được chuyển sinh hoạt Đảng:
Theo Điều 6 Điều lệ Đảng đã đưa ra quy định về thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng do Ban Chấp hành Trung ương quy định. Theo đó, quy định về thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng được nêu cụ thể tại khoản 6.3 Điều 6 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016. Cụ thể, Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng trong các trường hợp sau đây:
– Thứ nhất: Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng chính thức.
– Thứ hai: Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời.
– Thứ ba: Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng ra ngoài nước: Đảng viên dự bị sinh hoạt đơn lẻ ở ngoài nước.
– Thứ tư: Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng khi chuyển giao, thành lập mới, chia tách, sáp nhập chi bộ, Đảng bộ: Khi cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao, thành lập mới, chia tách hay sáp nhập một chi bộ, Đảng bộ từ Đảng bộ này sang Đảng bộ khác trong hoặc ngoài Đảng bộ tỉnh (và tương đương).
– Thứ năm: Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng khi tổ chức Đảng bị kỷ luật giải tán, bị giải thể.
4.2. Chuyển sinh hoạt Đảng chính thức:
Thời điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng chính thức được quy định như sau:
– Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng chính thức khi chuyển công tác sang đơn vị mới.
– Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng chính thức khi được nghỉ hưu.
– Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng chính thức khi nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên.
– Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng chính thức khi thay đổi nơi cư trú lâu dài.
Thời gian Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng chính thức được quy định như sau:
Sáu mươi ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực hoặc thay đổi nơi cư trú phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng chính thức.
Hồ sơ kèm theo bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng chính thức.
– Thứ hai: Phiếu Đảng viên (khi Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng ra khỏi Đảng bộ huyện và tương đương).
– Thứ ba: Thẻ Đảng viên.
– Thứ tư: Hồ sơ Đảng viên.
– Thứ năm:
Thủ tục, trình tự Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng chính thức được quy định như sau:
– Cấp ủy huyện có Đảng viên chuyển đi sẽ làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt Đảng nếu đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng ra ngoài Đảng bộ huyện, tỉnh; Nếu là Đảng viên của Đảng bộ, chi bộ cơ sở thuộc tỉnh ủy thì ban tổ chức tỉnh ủy làm thủ tục này.
– Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày giới thiệu chuyển đi, Đảng viên phải xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng với chi ủy nơi chuyển đến để được sinh hoạt Đảng. Nếu quá hạn thì phải báo cáo lý do để xem xét, xử lý.
– Hồ sơ của Đảng viên sẽ được cơ quan có thẩm quyền thực hiện niêm phong và được mang đi để báo cáo với tổ chức Đảng làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đảng.
– Nếu Đảng viên chuyển đi đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra hoặc đang xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì chưa chuyển sinh hoạt Đảng chính thức.
4.3. Chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
Thời điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
– Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời khi Đảng viên thay đổi nơi cư trú, nơi công tác trong thời gian từ 03 tháng đến dưới 01 năm;
– Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời khi được cử đi học ở trong nước từ 03 tháng đến 02 năm.
– Sau quá trình đó thì Đảng viện lại trở về đơn vị cũ.
Thời gian Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
Sau khi trở về đơn vị cũ.
Hồ sơ kèm theo bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời.
– Thứ hai: Thẻ Đảng viên hoặc quyết định kết nạp Đảng viên (nếu là Đảng viên dự bị).
– Thứ ba: Bản tự kiểm điểm Đảng viên, có nhận xét của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi Đảng viên chuyển đi và nơi Đảng viên sinh hoạt Đảng tạm thời khi trở về.
Thủ tục, trình tự Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời:
– Đảng viên chuyển đi phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt Đảng tạm thời từ Đảng bộ, chi bộ nơi đang sinh hoạt đến Đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới.
– Tại nơi sinh hoạt Đảng bộ tạm thời, Đảng viên sẽ không được tính vào Đảng số, không có quyền thực hiện việc biểu quyết, ứng cử và bầu cử nhưng vẫn phải đóng Đảng phí tại nơi Đảng viên đó sinh hoạt Đảng bộ tạm thời theo quy định của Điều lệ Đảng.
4.4. Chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài:
Đây là một trường hợp đặc biệt, đối với trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài, Đảng viên dự bị sinh hoạt đơn lẻ ở ngoài nước khi hết thời gian dự bị sẽ cần phải làm bản tự kiểm điểm với tư cách là Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các cấp ủy trực tiếp quản lý Đảng viên ở nước ngoài sẽ căn cứ và dựa trên các nhận xét cũng như đánh giá của cấp ủy nơi đi và kiểm điểm của Đảng viên đó để thông qua đó xét công nhận Đảng viên chính thức.
Đối với những địa bàn ở ngoài nước có hoàn cảnh đặc biệt, không đủ ba Đảng viên chính thức để lập chi bộ thì có thể được thành lập chi bộ sinh hoạt dự bị, cấp ủy cấp trên chỉ định bí thư chi bộ đối với các địa bàn này.