Quá trình tiếp cận các nguồn giống cây trồng, vật nuôi đang là xu hướng trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới, phần lớn các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam khi thực hiện nhập khẩu thực vật bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch, mà trước hết phải được cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Mục lục bài viết
1. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là gì?
Khái niệm kiểm dịch thực vật cũng được các tác giả xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Tác giả Hopper xác định kiểm dịch thực vật là hoạt động “liên quan đến việc ngăn chặn sự xuất hiện và thiết lập quần thể sâu bệnh vào khu vực địa lý mới”. Các tác giả Khetarpal và Gupta thì cho rằng, kiểm dịch thực vật là “để ngăn chặn sự xâm nhập sâu bệnh (bao gồm nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, côn trùng và cỏ dại) có hại cho nông nghiệp của một quốc gia/tiểu bang/khu vực… và khi chúng xuất hiện thì ngăn chặn việc thiết lập quần thể và lan rộng”. Cùng quan điểm này, FAO tại Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC) xác định kiểm dịch thực vật là “tất cả những hoạt động được tạo ra nhằm ngăn chặn sự du nhập và/hoặc lan rộng của dịch hại kiểm dịch thực vật hoặc để đảm bảo kiểm soát chính thức những dịch hại đó”.
Kiểm dịch thực vật có vai trò bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động và thực vật. Nhìn chung, với mục đích ngăn chặn các sinh vật gây hại, hoạt động này bảo vệ con người và động, thực vật khỏi các dịch bệnh liên quan đến động vật, thực vật, cũng như bảo vệ con người, động vật, thực vật khỏi các tác động tiêu cực khác từ chính động vật và thực vật.
Kiểm dịch thực vật là hoạt động quản lý của nhà nước đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập vào Việt Nam nhằm ngăn ngừa sâu bệnh, vi sinh vật có hại xâm nhập vào lây lan trong lãnh thổ nước ta. Cơ quan kiểm dịch thực vật bao gồm các chi cục kiểm dịch thực vật vùng, các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.
Kiểm dịch thực vật là hoạt động có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái quốc gia, nên việc kiểm dịch phải đảm bảo nguyên tắc: Kiểm tra nhanh chóng, phát hiện chính xác đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ trên vật thể nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu. Quyết định biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời đối với vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ.
Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là văn bản do cơ quan nhà nước (Cục bảo vệ thực vật) cấp cho cá nhân, tổ chức nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập vào Việt Nam trên cơ sở đơn đề nghị của họ.
Hoạt động nhập khẩu ở đây bao gồm: các hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái nhập lô vật thể, chuyển cửa khẩu và chuyển vào kho ngoại quan.
Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là giấy tờ thuộc hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu, là văn bản chứng minh hoạt động hợp pháp của cá nhân, tổ chức nhập khẩu, là cơ sở để nhà nước quản lý hoạt động kiểm dịch một cách nghiêm ngặt và hiệu quả, là sự đánh giá sơ bộ, ban đầu của cơ quan nhà nước trước khi đi vào kiểm dịch sâu hơn, chuyên môn hơn.
Hồ sơ, thời hạn, cơ quan cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được thực hiện như sau:
Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ xin cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật tới cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu; Bản sao
Khi tiếp nhận hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải
Hiệu lực của Giấy phép: Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu có giá trị cho toàn bộ lô hàng ghi trong giấy phép và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo từng mặt hàng nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày cấp.
Cơ quan thực hiện:
Cục Bảo vệ thực vật
– Địa chỉ: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa – Hà Nội
– ĐT: 024.3533.0361 Fax: 024.3533.0043;
– Email: [email protected]
Đây là nội dung được ghi nhận tại Điều 9 Thông tư 43/2018. Việc quy định như trên nhằm tạo cơ sở cho cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện quyền cũng như nghĩa vụ của mình, đồng thời trên cơ sơ tiếp nhận đơn đề nghị thì cơ quan nhà nước có nghĩa vụ xem xét và đánh giá và cấp giấy phép kiể dịch thực vật nhập khẩu.
2. Mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
——-
Số: ………./BVTV-KD
GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
Theo pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ vào:
□ Đơn đề nghị cấp Giấy phép Kiểm dịch thực vật nhập khẩu của ……………..(1)………………..
□ Báo cáo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại số …. ngày … tháng … năm ………..
Cục Bảo vệ thực vật đồng ý về mặt kiểm dịch thực vật (KDTV) để tổ chức, cá nhân có tên và địa chỉ dưới đây:
…………(2)……………….
Nhập vào Việt Nam từ nước:…………….(3)…………………..
Những vật thể thuộc diện KDTV sau:………………(4)………………………..
Tên khoa học: ……….
Với điều kiện phải thực hiện những yêu cầu KDTV sau đây:
1/ Áp dụng các biện pháp xử lý tại nước xuất khẩu:
□ Khử trùng: □ Chiếu xạ: | Loại thuốc: …………… Nguồn: ………………… | Liều lượng: …………… Liều lượng: ………….. | Thời gian: ………….. Thời gian: ………….. |
□ Được sản xuất từ khu vực không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam;
□ Biện pháp khác: …………
2/ Có Giấy chứng nhận KDTV do cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ/KDTV của nước xuất khẩu cấp;
3/ Những vật thể trên:
Chỉ được phép đưa vào qua các cửa khẩu sau đây:………..(5)………………
Phải được hoàn tất thủ tục KDTV tại: ……(6)…..
4/ Lộ trình vận chuyển: …….(7)…….
5/ Địa điểm sử dụng: ……..(8)……….
6/ Khi tới nơi quy định, chủ vật thể trên phải thực hiện những nội dung sau đây:
□ Khai báo với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố địa điểm gieo trồng để tiếp tục theo dõi tình trạng dịch hại;
□ Khai báo với Trung tâm KDTV sau nhập khẩu …;
□ Chỉ được đưa ra sản xuất sau khi có kết luận của cơ quan KDTV.
□ Yêu cầu KDTV khác: ……………………..
7/ Giấy phép này có hiệu lực đến ngày … tháng … năm 20…
Hà Nội, ngày …. tháng … năm 20..
CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu:
(1) Ghi tên cá nhân, tổ chức gửi đơn đề nghị cấp giấy phép
(2) Ghi tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép, ghi địa chỉ thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức (ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố).
(3) Ghi tên nước xuất khẩu
(4) Ghi liệt kê những vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
(5) Ghi tên cửa khẩu được phép nhập khẩu
(6) Ghi tên cơ quan hoàn tất thủ tục kiểm dịch
(7) Ghi lộ trình di chuyển, có điểm xuất phát và điểm kết thúc
(8) Ghi nơi sử dung, ghi rõ số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố
Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật ký tên và đóng dấu.
Lưu ý: Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu này được lập thành 4 bản:
– Một bản do cơ quan đặt hàng giữ;
– Một bản do cơ quan nhập khẩu giữ;
– Một bản lưu tại cơ quan kiểm dịch thực vật của địa bàn có cửa khẩu mà hàng thực vật nhập vào;
– Một bản lưu tại Cục Bảo vệ thực vật.
Cơ quan kiểm dịch thực vật nơi nhận phải tiến hành thống kê nghiêm ngặt những Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu nhận được.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.